Đây là một dạng bệnh lý về răng miệng thường gặp chủ yếu do chăm sóc răng miệng chưa đúng cách. Tuy không phải bệnh nguy hiểm nhưng nếu chủ quan cũng sẽ gây ra khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày bởi có khi chỉ cắn trái cây cũng sẽ gây ra chảy máu chân răng.

Chảy máu chân răng là bệnh gì?

Các bệnh lý gây ra chảy máu chân răng kéo dài có thể kể đến như: viêm lợi, viêm nướu, viêm chân răng, …

Thậm chí chảy máu chân răng còn là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm hơn như thiếu hụt vitamin PP, các bệnh lý tim mạch hay tiểu đường v.v.., nhưng nguyên nhân chính là do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách.

Việc đánh chải răng chưa sạch sẽ thường để lại các mảng bám cao răng ở vùng chân răng. Các mảng bám này dễ gây ra viêm nhiễm.

Vùng lợi tiếp xúc với chân răng thường tấy đỏ, nhức, có mùi khó chịu và dễ bị chảy máu do các tổn thương lâu ngày tích tụ.

Phòng ngừa chảy máu chân răng như thế nào?

Hãy chú ý tới việc chăm sóc răng miệng của bạn ngay từ hôm nay.

Thay thế các bàn chải đánh răng có phần lông chải cứng và to, dễ gây tổn thương cho lợi khi đánh răng.

Nếu bàn chải đã sử dụng lâu ngày và có dấu hiệu hư hại như phần lông chải bị chẻ, bị uốn cong ra ngoài là phải thay thế ngay lập tức.

Công thức đơn giản làm giảm chảy máu chân răng

1.  Muối và Nước chanh

Do muối và nước chanh có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, hạn chế sự phát triển của viêm nướu, nên hãy thêm muối vào nước chanh đã vắt rồi dùng bông gòn bôi dung dịch này lên răng và chân răng. Để nguyên trong 5 phút rồi xúc miệng lại với nước sạch.

2. Mật ong và Trà tươi

Ai cũng biết công dụng sát khuẩn của mật ong cũng như khả năng oxy hóa hiệu quả của trà tươi. Hai món này kết hợp với nhau vừa làm giảm viêm nhiễm vùng chân răng vừa giúp cho răng nướu thêm chắc khỏe.

Chỉ cần đun lá trà xanh cho sôi kỹ. Lấy nước lá trà rồi hòa thêm mật ong, xúc miệng và ngậm khoảng 3-4 phút rồi uống. Không cần xúc miệng lại bằng nước.

3. Trà tươi & tinh dầu đinh hương

Cây đinh hương có tác dụng trong việc gây tê, giúp giảm đau và sát khuẩn. Pha nước trà tươi, thêm vài giọt tinh dầu đinh hương rồi bôi lên vùng nướu đang chảy máu trong khoảng 4-5 phút. Hoặc bôi trực tiếp tinh dầu đinh hương lên trên các chân răng, sau đó xúc lại miệng với nước sạch.

Ngoài ra bạn nên chú ý bỏ thuốc lá nếu như thấy triệu chứng chảy máu chân răng xảy ra thường xuyên. Hãy chăm sóc cơ thể chu đáo hơn và bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin C, vitamin PP v.v.. Một cách đơn giản nhưng lại hiệu quả là sử dụng nước muối để sát khuẩn khoang miệng hàng ngày, sẽ tránh sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho nướu và chân răng.