“ Chào bác sĩ. Em có 2 chiếc răng sâu ở hàm dưới ở gần chiếc răng số 7, răng bị sâu cũng nặng nên em không biết là có phải nhổ không. Em muốn làm cầu răng nhưng vẫn còn băn khoăn là không biết làm cầu răng sứ có gây hôi miệng không ? Bác sĩ tư vấn giùm em. Em cám ơn bác sĩ nhiều! “

Bạn T.D than mến mến ! Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

• Với trường hợp răng sâu, nếu răng sâu nghiêm trọng không thể phục hồi hoặc bảo tồn thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ những chiếc răng này để tránh làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.

• Trường hợp nhổ răng và phục hình răng giả thì lựa chọn cầu răng hay cấy ghép implant là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất. Hàm tháo lắp cũng có thể phục hình răng giả nhưng phương pháp này thường đem lại hiệu quả thẩm mỹ và ăn nhai không cao, và rất ít những khách hàng trẻ tuổi lựa chọn giải pháp này. Cầu răng là lựa chọn hợp lý nếu bạn muốn phục hình răng khá tốt mà chi phí lại không quá cao.

Làm cầu răng sứ có gây hôi miệng không ?

Hôi miệng phát sinh khi bọc sứ vì những lý do sau:

  • Có thể răng sứ bị nứt hoặc hở nên các hạt thức ăn và vi khuẩn dính vào dẫn đến hôi miệng.
  • Nếu bạn bị mất răng và thực hiện làm cầu răng sứ mà các bác sĩ áp dụng sai kỹ thuật khiến thức ăn dính vào nên việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn gây hôi miệng.
  • Hơn nữa, việc phục hình răng sứ không chuẩn xác làm răng sứ không chặt với chân răng cũng làm cho các mảnh vụn thức ăn bám sâu vào bên trong, sau một thời gian không được làm sạch sẽ gây hôi miệng.
  • Ngoài ra, theo các chuyên gia nha khoa, bọc răng sứ có hôi miệng không còn do chất liệu răng sứ bạn chọn. Đối với răng sứ kim loại, sau một thời gian sử dụng, dưới tác động của môi trường trong khoang miệng, chúng dễ bị oxy hóa từ đó gây kích ứng cho nướu và răng thật, tạo ra mùi khó chịu.

Có một số lý do khác khiến mọi người chú ý hơn khi tình trạng hôi miệng xuất hiện sau khi bọc răng sứ như:

  • Do dị ứng với các thành phần kim loại trong răng sứ kim loại, răng sứ titan.
  • Bị các bệnh về nướu, nhiệt miệng hoặc các vết thương bị loét vì không may cắn phải môi hoặc má khi ăn.
  • Do bị bệnh về đường tiêu hóa gây hôi miệng
  • Vệ sinh răng miệng kém hoặc không sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn.
  • Trên đây là những nguyên nhân hôi miệng phát sinh do bọc sứ vậy khi bị hôi miệng do bọc sứ có nguy hiểm không?

Cách điều trị dứt điểm hôi miệng khi bọc sứ

Khi bạn nhận ra mình bị hôi miệng do bọc răng sứ, bạn nên đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ kiểm tra răng và nướu xem có sát nhau hay không? Nếu bị hở và thức ăn dắt vào, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, nạo bỏ những mảnh bám thức ăn dư thừa, vi khuẩn trong khe hở răng sứ và cùi răng.

Sau khi làm sạch bác sĩ sẽ trám bít kẽ hở sao cho răng và nướu thật sát khít để đảm bảo chấm dứt triệu chứng hôi miệng khi bọc sứ.

Đối với trường hợp bạn bị kích ứng với thành phần kim loại trong răng sứ, bạn nên sử dụng loại sứ toàn sứ để đảm bảo chất lượng tốt nhất và độ bền đẹp cao.

Đồng thời hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa hôi miệng. Không những vậy, chăm sóc răng là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì tuổi thọ răng sứ hiệu quả.

Bạn cần tập cho mình thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách, nên đánh răng và dùng chỉ nha khoa 2 lần/ ngày. Đặc điểm nên kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện các dấu hiệu bất thường trên răng, từ đó điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.