Tác hại của bọc răng sứ bị lệch khớp cắn và cách chữa trị hiệu quả

Bọc răng sứ để cải thiện các khiếm khuyết của hàm răng bao gồm răng ố vàng, xỉn màu, răng thưa hở kẽ hoặc các tình trạng răng hô, răng khấp khểnh nhẹ. Sau phục hình sẽ mang đến cho bạn một hàm răng trắng đẹp cùng nụ cười tự tin nhất.

Tuy nhiên, có không ít trường hợp gặp các vấn đề về răng sứ sau điều trị như bọc răng sứ bị lệch khớp cắn, bị hỏng hoặc bị kênh cộm. Khi đó sẽ gây ra nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe răng miệng nên cần phải xử lý kịp thời. Vậy răng bị lệch khớp cắn là do đâu? Cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân khiến bọc răng sứ bị lệch khớp cắn

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn làm mất đi sự tương quan giữa hàm trên và hàm dưới. Khi đó có biểu hiện lệch tâm của hai hàm làm hàm trên và hàm dưới không cắn khít lại với nhau.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bắt nguồn từ việc bác sĩ lấy dấu hàm không chính xác, dẫn đến việc thiết kế mão răng sứ không vừa khít với cùi răng mà bị kênh cộm. Trường hợp khác thì bác sĩ mài răng quá nhỏ hoặc quá to cũng sẽ khiến bọc răng sứ bị lệch khớp cắn. Nếu sau khi lắp răng sứ bác sĩ chủ quan không kiểm tra lại khớp cắn để điều chỉnh kịp thời thì sẽ gây nhiều biến chứng răng miệng nguy hiểm.

Có thể thấy nguyên nhân căn bản làm lệch khớp cắn sau bọc sứ chính là do bác sĩ thiếu kinh nghiệm, thiết bị nha khoa thô sợ dẫn đến quá trình chẩn đoán và điều trị bị sai lệch, không đạt kết quả tốt.

2. Tác hại mà tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn gây ra

Đối với các trường hợp bọc răng sứ sai cách thì nguy cơ răng sứ bị kênh cộm, bị lệch khớp cắn là tương đối cao. Lúc này những tác hại mà khách hàng có thể gặp như sau:

Làm mất thẩm mỹ khuôn mặt:

Biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng lệch khớp cắn làm khuôn mặt mất cân đối, hài hòa. Người bệnh gặp phải tình trạng này sẽ rất tự ti với vẻ ngoài ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống hàng ngày.

Giảm chức năng ăn nhai:

Khớp cắn hai hàm bị lệch lạc không thể cắn chặt với nhau sẽ khiến hoạt động ăn nhai gặp khó khăn. Việc nhai thức ăn không kỹ lưỡng trong thời gian dài còn là nguyên nhân gây ra bệnh về đường ruột và dạ dày nên không được chủ quan và cần điều trị lệch khớp cắn càng sớm càng tốt.

Gây hại đến khớp hàm, khớp thái dương:

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn sẽ làm gia tăng áp lực lên khớp hàm, khi đó dễ xảy ra hiện tượng đau hàm, rối loạn khớp thái dương và thậm chí là gây đau đầu.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng:

Khi răng sứ bị cộm hay sai khớp khớp cắn sẽ khiến hàm răng không đều và rất dễ giắt thức ăn vào kẽ răng. Nếu không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng thì sẽ là điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

3. Giải pháp khắc phục bọc răng sứ lệch khớp cắn, bị kênh cộm

Với nhiều nguy cơ kể trên về bọc răng sứ bị lệch khớp cắn thì chắc chắn là không thể lơ là với tình trạng này. Tốt nhất là bạn hãy đến nha khoa sớm để được bác sĩ thăm khám trực tiếp để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. Tùy vào tình trạng răng miệng cụ thể của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xử lý khác nhau.

Sử dụng mão răng sứ cũ:

Những trường hợp kênh cộm, lệch khớp cắn sẽ cần tháo răng sứ để kiểm tra. Nếu mão răng sứ vẫn còn sử dụng được, không bị sai lệch nhiều thì bác sĩ điều chỉnh lại rồi tiến hành rồi lắp lại răng sứ cho vừa vặn. Trước đó sẽ phải vệ sinh răng miệng và răng sứ sạch sẽ, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo.

Làm lại răng sứ mới:

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn nguy cơ cao là sẽ phải làm lại một mão răng sứ mới để đảm bảo vừa khít với cùi răng. Cần lấy mẫu hàm, đo đạc lại các thông số như lần làm răng sứ đầu tiên nên sẽ mất khá nhiều thời gian và chi phí.

Để phòng ngừa bọc răng sứ sai cách hay tránh bị lệch khớp cắn thì bạn hãy đặt việc lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng lên hàng đầu. Yếu tố cần đảm bảo là bác sĩ giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm, thiết bị nha khoa hiện đại và chất lượng răng sứ tốt.