1. Sâu răng
Sâu răng là bệnh lý do vi khuẩn gây hại tấn công men răng, khiến lớp men bị tổn thương và có thể gây ảnh hưởng đến ngà và lớp tủy bên trong. Bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày và có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Do vi khuẩn streptococcus mutans, actinomyces, lactobacillus….
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
- Ăn nhiều đồ ngọt.
- Men răng yếu hoặc bị vỡ mẻ.
- Tụt nướu, khô miệng.
Triệu chứng:
- Đau nhức răng, đau nhiều khi ăn uống, thậm chí có thể bị đau tự phát khi bị sâu lỗ to làm tổn thương đến tủy.
- Ê buốt răng, đặc biệt khi ăn đồ cay nóng hoặc đồ lạnh.
- Lớp men bao bọc bên ngoài xuất hiện các đốm trắng, đen, nâu và có những lỗ nhỏ li ti hoặc lỗ sâu to nhìn rõ bằng mắt thường.
2. Chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng là một trong những bệnh lý thường gặp nhất, có biểu hiện cụ thể là chảy máu ở phần lợi bám quanh chân răng. Tình trạng chảy máu thường diễn ra khi đánh răng, ăn uống hoặc có thể chảy máu tự phát nếu bệnh bước vào giai đoạn nặng.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Vệ sinh răng nướu không sạch sẽ.
- Viêm lợi, viêm nha chu, áp xe răng,
- Sâu răng.
- Hút thuốc lá thường xuyên.
- Cơ thể thiếu hụt một số chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin C, vitamin K, canxi….
- Thay đổi nội tiết tố ở nữ giới trong giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh.
- Dùng thuốc loãng máu hoặc mắc bệnh ung thư máu.
- Mắc các bệnh lý về gan, sốt xuất huyết, tiểu đường….
3. Ê buốt răng
Ê buốt răng là tình trạng bị đau nhức, buốt nhói khi ăn uống hoặc tiếp xúc với các tác nhân kích thích. Nếu răng bị tổn thương thì tình trạng ê buốt có thể xảy ra thường xuyên khi không có bất kỳ yếu tố nào kích thích.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Vệ sinh không đúng cách làm mòn men răng.
- Do bị tụt nướu, răng sâu hoặc vỡ mẻ.
- Tiêu thụ các thực phẩm có chứa nhiều axit.
- Sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa như tẩy trắng, niềng răng….
- Do những thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ, ăn nhiều đồ cứng….
4. Viêm nướu
Viêm nướu (viêm lợi) là tình trạng nướu bị viêm nhiễm do vi khuẩn, virus, nấm gây hại tấn công. Đây là bệnh lý thường gặp, không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu chủ quan không chữa trị.
Nguyên nhân gây viêm nướu:
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc không đúng cách.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn nhiều đồ ngọt, đồ cay nóng, đồ lạnh, uống rượu bia, nước có gas….
- Mọc răng khôn.
- Do mắc bệnh tiểu đường.
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc tây y.
Triệu chứng viêm nướu:
- Nướu chuyển sang màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm, sưng mềm.
- Dễ bị chảy máu chân răng.
- Sưng lợi, cảm giác đau nhiều khi ăn nhai.
- Hơi thở có mùi hôi.
- Có thể bị nhiệt miệng.
5. Viêm nha chu
Viêm nha chu là bệnh do viêm lợi không được điều trị, hoặc có điều trị nhưng không khỏi hoàn toàn. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu bị viêm nhiễm nặng dẫn đến nhiễm trùng.
Triệu chứng viêm nha chu:
- Nướu có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, sưng đau và dễ chảy máu.
- Chân răng có cảm giác dài hơn bình thường do bị tụt lợi.
- Xuất hiện túi mủ quanh chân răng.
- Đau nhức răng, đau nhiều khi ăn uống hoặc bị kích thích.
- Chảy máu chân răng, có nhiều cao răng.
- Răng lung lay, dễ gãy rụng.
- Bị hôi miệng.
6. Đau quai hàm (viêm khớp thái dương hàm)
Viêm khớp thái dương hàm là bệnh lý rối loạn khớp hàm và các cơ mặt xung quanh, dẫn đến tình trạng đau nhức hàm, khó mở miệng làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng thường gặp nhất ở nữ giới trong giai đoạn dậy thì và mãn kinh.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Mắc các bệnh lý về xương khớp như: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn khớp….
- Bị va đập hoặc chấn thương mạnh.
- Do răng khôn mọc lệch.
- Do thực hiện một số thủ thuật nha khoa.
- Thói quen nghiến răng khi ngủ, há miệng quá rộng đột ngột….
Triệu chứng bệnh:
- Đau nhẹ ở hai một hoặc hai bên mặt. Khi bệnh nặng hơn thì cơn đau xuất hiện liên tục và dữ dội, đặc biệt là khi ăn nhai.
- Khó mở miệng và cử động cơ hàm.
- Đau đầu, đau tai, nhức thái dương, nổi hạch thái dương, mỏi cổ….
Bài viết liên quan: