Nguyên nhân và hậu quả khi sâu răng số 8? Sâu răng số 8 nên làm gì?

Sâu răng số 8 không phải là tình trạng bệnh lý trường hợp hiếm gặp. Tuy nhiên có nhiều người chủ quan về vấn đề này. Bạn nên biết rằng răng số 8 rất đặc biệt, nên khi sâu răng số 8 sẽ ảnh hưởng không tốt tới tình trạng răng miệng của bạn. Vậy nếu nếu rơi vào tình huống này phải xử lý thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến sâu răng số 8

Răng số 8 chính là răng khôn, nằm ở cuối mỗi góc hàm. Răng khôn có xu hướng mọc lệch, gây đau nhức và khó chịu. Răng khôn mọc cuối cùng trên cung hàm vào độ tuổi trưởng thành (từ 17 đến 25 tuổi). Tại vị trí răng số 8 mọc lệch thường có những khe hở, thức ăn thừa . Chúng tích tụ lâu ngày gây viêm nhiễm, hôi miệng. Hơn nữa, do nằm trong cùng của cung hàm, vị trí khó vệ sinh nhất nên vi khuẩn phát triển và dễ dàng gây ra tình trạng sâu răng số 8.

Một điều tiên quyết bạn cần biết đó là mọc răng khôn phải hạn chế sử dụng một số thực phẩm: Những món ăn có vị cay, chua, nóng và lạnh cần được hạn chế. Vì chúng rất dễ tác động đến vị trí mọc răng. Và nó sẽ khiến răng bị sưng tấy, đau nhức và khó chịu. Thêm vào đó bạn cần tránh những thực phẩm cứng, dai và dẻo. Vì chúng sẽ khiến cơ hàm hoạt động nhiều. Và từ đó gây ảnh hưởng đến nướu. Những loại bánh kẹo cũng cần hạn chế tối đa. Vì rất dễ gây bám dính trên răng và khó vệ sinh răng. Một số thực phẩm như thịt gà, xôi, nếp cũng nên kiêng ăn. Vì chúng sẽ dễ làm nướu sưng tấy, đau nhức và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây sâu răng số 8 là gì? (Ảnh: Internet)

Một số trường hợp khác như răng khôn mọc ngầm, bị trùm lợi, thức ăn cũng dễ đọng lại gây viêm lợi và sâu răng số 8. Thậm chí còn lây lan vi khuẩn sang răng số 7.

Ảnh hưởng sâu răng đến sức khỏe như thế nào?

Sâu răng số 8 không chỉ gây hôi miệng, mất thẩm mỹ mà còn mang lại hàng loạt tác hại khác như:

Thông thường thì nếu răng sâu chưa lung lay và mô rằng vẫn giữ lại thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy để khắc phục tình trạng đau nhức và bọc sứ cho răng. Răng sẽ được phục hình và đảm bảo quá trình nhai bình thường. Thêm vào đó là ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng quay trở lại.

Những ảnh hưởng của sâu răng khôn tới sức khỏe răng miệng (Ảnh: Internet)

  • Tích tụ nhiều vi khuẩn, gây ê buốt, đau nhức kéo dài.
  • Gây sâu các răng bên cạnh – những chiếc răng hàm có chức năng nhai chính.
  • Viêm nha chu, chân răng, nhiễm trùng quanh răng.
  • Các vùng sâu răng lan rộng khiến răng bị vỡ.
  • Nếu bị sâu nghiêm trọng, có thể ăn vào tủy gây viêm chóp răng, áp xe xương ổ răng.

Theo các chuyên gia nha khoa, tình trạng sâu răng số 8 nên điều trị càng sớm càng tốt để không tác động xấu đến sức khỏe răng miệng về sau.

Vì nằm trong cùng nên sâu răng khôn thường ít gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ với người bệnh. Tuy nhiên, sâu răng của thì ngược lại. Vậy chúng ta có thể xử lý sâu răng cửa như thế nào?

Sâu răng số 8 nên làm gì?

Khi bị sâu răng số 8, đến các cơ sở nha khoa để thăm khám và điều trị là điều rất nên làm. Bởi chiếc răng này hầu như không tham gia vào việc ăn nhai và thường gây ra nhiều biến chứng khó lường trước được. Hầu hết các trường hợp sâu răng khác, bác sĩ đều sẽ điều trị để bảo tồn răng. Nhưng với sâu răng số 8, việc nhổ bỏ lại được khuyến khích để tránh tác hại không tốt đến sức khỏe răng miệng.

Răng khôn là loại răng thường mọc ở những vị trí không thuận lợi. Đôi khi xương hàm hết chỗ mà răng khôn nằm quá sâu trong hàm. Việc này khiến ta khó vệ sinh cũng như tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ viêm nướu hoặc sâu răng. Do đó mà răng khôn cần nhổ bỏ. Trong thực tế cũng có nhiều trường hợp răng khôn không được nhổ hoặc chữa trị kịp thời gây viêm nhiễm sang các khu vực xung quanh.

Sâu răng khôn nên xử lý như thế nào? (Ảnh: Internet)

Sau khi nhổ, bạn sẽ được “giải thoát” khỏi tình trạng đau nhức. Đồng thời tránh nguy cơ lây lan sâu răng sang các răng hàm kế cận. Bạn có thể yên tâm răng nhổ răng sâu số 8 không ảnh hưởng tới vấn đề nhai và thẩm mỹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sâu răng khôn, bác sĩ có thể có kế hoạch điều trị khác thay vì nhổ răng, với điều kiện răng mọc thẳng. Hoặc sâu răng ở mức độ nhẹ. Khi đó, bạn có thể áp dụng phương pháp trám răng hoặc bọc sứ để phục hình.