Tuy tủy răng được bảo vệ bởi lớp men răng và ngà răng, nhưng do nhiều tác nhân như sâu răng hãy vỡ lớn làm tủy răng bị tổn thương gây ra khó chịu và đau nhức, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn cần đến nha sĩ sớm để điều trị.
Tủy răng là một hệ thống gồm nhiều mạch máu và dây thần kinh nằm ở giữa răng, được bao bọc bởi ngà răng và men răng. Tủy răng có cả ở thân răng lẫn chân răng. Điều trị tủy răng là phương pháp lấy bỏ phần tủy, là một mô nhỏ dạng sợi ở chính giữa răng. Sau khi lấy hết mô tủy bị hủy hoại, bị bệnh hay đã chết, khoảng trống bên trong răng được làm sạch, tạo dạng và trám bít lại, nhằm bít kín ống tủy. Nhiều năm về trước, những răng có tủy bị bệnh hay bị thương đều phải nhổ bỏ. Ngày nay, điều trị tủy giúp giữ được những răng mà lẽ ra trước đây phải nhổ bỏ.
Tại sao phải điều trị tủy răng?
Vì tủy răng không có khả năng tự lành, nếu không điều trị, nhiễm trùng sẽ lan rộng làm xương quanh răng bị thoái hoá tiêu đi và răng có thể bị rụng. Cơn đau thường nặng hơn đến khi người ta bắt buộc phải tìm đến nha khoa khẩn cấp.
Thường cách duy nhất là nhổ răng, nhưng điều đó làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Mặc dù việc nhổ răng thì đơn giản nhưng phải thay một răng giả vào vị trí vừa mất có thể cần tốn kém hơn so với việc điều trị tủy. Điều trị tủy giúp giữa lại răng thật của bạn.
Khi nào nên điều trị tủy?
Bệnh nhân nên điều trị tủy khi phát hiện răng bị nứt gãy, răng bị sâu nặng hoặc chấn thương răng đều có thể làm tủy tổn thương và cần phải điều trị tủy.
Dấu hiệu rõ nhất cho thấy bạn cần điều trị tủy ngay là đau răng thành từng cơn, vừa đau vừa buốt hoặc chỉ đau mà không buốt, có thể đau ở mức độ nhẹ tại chỗ hoặc đau dữ dội lan ra xung quanh và lên đầu, đau có thể giật theo mạch nhịp đập. Cơn đau xuất hiện tự nhiên hoặc khi có kích thích hoặc thay đổi áp suất, nhưng khi hết cơn đau bạn lại thấy dễ chịu hoàn toàn.
Đau tủy răng là một cấp cứu nha khoa, trong nhiều trường hợp bệnh nhân tự mua thuốc giảm đau uống tại nhà nhưng đa phần đều không có tác dụng. Khi bạn ăn, nhai vào răng viêm tủy thì rất đau, có thể có cảm giác răng lung lay. Nếu không điều trị thì đau tủy kéo dài tới khi tủy chết, nhiều người bệnh chủ quan cho rằng răng đã tự khỏi mà không biết rằng nhiễm khuẩn sẽ đi ra vùng quanh chóp chân răng. Răng viêm tủy có thể có lỗ sâu, vỡ rạn răng, mòn răng, áp xe răng hoặc viêm nha chu.
Bệnh nhân đau tủy răng có thể dùng thuốc giảm đau tạm thời tại nhà. Khi dùng thuốc phải chú ý tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa và tác dụng toàn thân khác.
Bệnh nhân có răng đau tủy cần đến ngay bác sĩ nha khoa để khám chẩn đoán bệnh, tình trạng mô răng nhằm có những chỉ định kịp thời. Nếu răng có chỉ định bảo tồn thì sẽ được điều trị tủy, nếu răng có chỉ định nhổ thì nên nhổ răng sớm để loại bỏ triệu chứng đau nhức kéo dài để tránh gây ra những bất tiện về sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Bài viết liên quan: