Sức nhai của một người được đánh giá bằng hệ số nhai, hệ số nhai cũng được dùng để khám sức khỏe trong lúc tuyển nghĩa vụ quân sự và dùng để đánh giá sức khỏe răng miệng của một người chung với sức khỏe tổng quát.

Hệ số nhai được tính như sau:

Răng cửa giữa hệ số: 2 (Răng cửa giữa dưới ngược lại

với răng cửa trên và có hệ số nhai = 1)

Răng cửa bên hệ số: 1 (Dưới có hệ số 2)

Răng nanh hệ số: 4

Răng tiềm hàm thứ 1 (cối nhỏ) :3

Răng tiền hàm thứ 2 3

Răng hàm thứ 1 5

Răng hàm thứ 2 5

Răng khôn 2

Tổng cộng: 25

Các chỉ số trên chỉ là ¼ hàm, toàn bộ sức nhai là 25 X 4 là 100

Răng trên

Hàm trên18171615141312112122232425262728
Hệ số2553341221433552
Hệ số2553342112433552
Hàm dưới48474645444342413132333435363738
  • Cách tính sức nhai cho một bệnh nhân là xem bệnh nhân đó mất bao nhiêu răng. Nếu mất một răng dưới, thì xem như răng trên không còn sức nhai nữa, vì hai răng chạm với nhau mới ăn được, mất một răng thì răng đối diện coi như vô dụng , như vậy hệ số nhai coi như mất gấp đôi

Ví dụ : Bệnh nhân mất răng 36 là răng cối dưới bên trái có hệ số nhai là 5, sức nhai của bệnh nhân không phải chỉ mất 5% mà phải tính là mất 10%.

Nếu bệnh nhân mất thêm một răng 17 là răng hàm thứ 2 hàm trên bên phải, thì coi như răng đối diện là răng 47 cũng mất sức nhai 5% X 2 là 10%.

Như vậy bệnh nhân mất 2 răng hàm sẽ được tính là mất sức nhai 20%, và sức nhai còn lại là 80%.

Chú ý: Vì răng cửa dưới ngược với răng cửa trên nghĩa là răng cửa giữa dưới nhỏ hơn răng cửa bên cạnh nên hệ số nhai cũng đảo ngược, răng cửa bên dưới có hệ số nhai lớn hơn răng cửa giữa dưới.

Trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu một thanh niên bị mất 2 răng hàm sẽ bị xếp sức khỏe vào loại B.

Điều gì ảnh hưởng tới khả năng nhai của hàm?

Khả năng nhai của một người được tính dựa trên hệ số nhai, qua đó những tác nhân làm ảnh hưởng đến hệ số nhai cũng ảnh hưởng tới khả năng nhai của một người. Theo như cách tính toán hệ số nhai thì chúng ta biết được số lượng răng có ảnh hưởng tới hệ sốnhai, hay nói cách khác khả năng nhai của một người bị ảnh hưởng khi họ bị mất răng. Ngoài ra, một số yếu tố cũng có gây ảnh hưởng tới khả năng nhai như bệnh lý của răng như sâu răng, viêm tủy, viêm nướu…

Khi mất răng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhai của hàm mà nó còn có thể gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng như:

  • Xô lệch răng và sai khớp cắn

Mất răng không chỉ làm giảm sút khả năng nhai, ảnh hưởng đến khả năng nhai bình thường mà còn gây ra hiện tượng xô lệch các răng còn lại trong hàm, rối loạn khớp cắn. Các răng là một chỉnh thể thống nhất giúp nâng đỡ, cân bằng lẫn nhau trên cung hàm, hỗ trợ sự phân bố lực nhai và đóng vai trò khác nhau trong quá trình nhai. Khi mất một răng, răng đối diện với vị trí răng mất bị mất đi sự nâng đỡ, dần dần sẽ trồi lên hoặc thòng xuống hướng răng bị mất. Điều này dẫn đến việc làm ảnh hưởng tới khớp cắn tự nhiên của hàm, ảnh hưởng đến hoạt động nhai cắn, gây đau khớp thái dương hàm, mỏi hàm…

Do lực ăn nhai không được phân bố một cách đồng đều, hai răng bên cạnh vị trí răng mất không còn điểm tựa, các răng sẽ có xu hướng xô lệch, xê dịch về vị trí răng mất, lâu dần, sẽ tạo khoảng trống cho các răng khác tiếp tục xô lệch. Điều này không những ảnh hưởng thẩm mỹ tới hàm răng mà còn ảnh hưởng hết các răng còn lại, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến ăn nhai về lâu về dài.

  • Tiêu xương ổ răng

Sau khi mất răng, xương hàm xung quanh ổ răng đã mất bắt đầu bị tiêu biến do hiện tượng đào thải tự nhiên của cơ thể những phần không còn tác dụng.

Xương hàm có chức năng chính là nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt, cằm và môi. Xương ở vùng răng mất sẽ nhanh chóng tiêu đi, ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ của hàm và gây trở ngại đến việc phục hình sau này. Tiêu xương ổ răng làm thay đổi hình dạng khuôn mặt như làm cho mặt bị hóp, da mặt bị chảy xệ nếp nhăn sẽ xuất hiện nhanh hơn, khuôn mặt nhìn già đi so với tuổi. Ngoài ra, tiêu xương ổ răng còn làm giảm khả năng nâng đỡ của hàm, khiến hàm giảm lực nhai và cảm giác lỏng lẻo hơn.

Tóm lại, nếu mất một răng cũng đồng nghĩa với việc có hai răng trên cung hàm không còn khả năng nhai và ảnh trực tiếp tới khả năng nhai của một người.