Bệnh áp xe răng là một bệnh lý răng miệng vô cùng nguy hiểm, là kết quả của viêm hốc răng mà không được điều trị triệt để làm cho vi khuẩn tấn công sâu vào răng.
Áp-xe răng là một thuật ngữ nha khoa dùng để chỉ trường hợp có một răng nào đó bị đau kèm theo sưng đỏ trong miệng, có dấu hiệu chảy mủ hoặc tụ mủ. Áp xe răng cũng có thể do răng bị chấn thương gây vỡ mẻ, khiến men răng bị vỡ làm lộ tuỷ răng. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập tuỷ răng gây nhiễm trùng, áp xe răng. Khi mủ nhiều, nó sẽ tạo nên một áp lực lớn ép vào dây thần kinh và gây ra những cơn đau dữ dội.
Mấu chốt trong điều trị áp xe răng là thoát ổ áp-xe và khu vực nhiễm trùng, sau đó răng có thể tự cải thiện ống chân răng, nhưng vẫn có một số trường hợp cần có sự can thiệp của bác sĩ. Áp xe răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Áp xe răng có hai dạng chủ yếu:
+ Áp-xe chân răng: xuất phát từ hậu quả của một bệnh lý tuỷ răng không được điều trị hay cũng có khi là một trường hợp điều trị nội nha (lấy tuỷ răng) thất bại. Loại áp-xe này chỉ khu trú ở chóp chân răng bị tổn thương.
+ Áp-xe quanh răng: nguyên do từ một số bệnh nha chu không được điều trị triệt để dẫn đến biến chứng áp xe quanh răng. Loại áp-xe này bao bọc toàn bộ chân răng bị tổn thương.
Nguyên nhân gây bệnh
+ Nguyên nhân sâu xa gây bệnh xuất phát từ thói quen chăm sóc răng miệng không sạch sẽ, mảng bám hình thành tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ gây nhiễm trùng.
+ Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh áp xe răng là biến chứng của sâu răng không được chữa trị kịp thời. Vi khuẩn tấn công răng, nướu và tủy tiết ra độc tố khiến vùng xung quanh tủy và nước sưng tấy, mưng mủ và gây nên áp xe.
+ Nhiễm trùng gây ra bọc mủ (các mô đã chết, vi trùng còn sống hoặc đã chết, bạch huyết cầu) và làm sưng những mô trong răng. Nếu chân răng bị chết, răng có thể không đau nữa, nhưng nhiễm trùng vẫn còn hoạt động và vẫn tiếp tục lan ra, phá hủy các mô.
+ Chấn thương răng từ tác động bên ngoài gây nứt, gãy răng. Men răng bị vỡ làm lộ tuỷ răng bên trong, vi khuẩn xâm nhập tấn công tuỷ răng khiến răng viêm nhiễm.
Các triệu chứng phát hiện bệnh
+ Triệu chứng đầu tiên là người bệnh cảm thấy đau răng khi nhai, thậm chí đau tự phát, khép miệng cũng cảm thấy đau
+ Răng dễ ê buốt, kích thích khi ăn những thực phẩm nóng, lạnh
+ Người bệnh lên cơn sốt, hay sưng hạch ở cổ khiến cơ thể mệt mỏi và đau nhức.
+ Có vị đắng trong miệng, hơi thở có mùi hôi, khó chịu
+ Sưng hàm trên hoặc hàm dưới.
Cách điều trị bệnh áp xe răng
Trường hợp bị nhẹ hoặc chớm bệnh, người bệnh có thể uống thuốc chống nhiễm trùng (ví dụ: thuốc kháng sinh Erytromycin 250 mg, thuốc giảm đau Paracetamol 500 mg), kết hợp với việc súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu các cơn đau.
Dùng phương pháp pháp trị liệu ống rễ răng: phần dây thần kinh, mạch máu và phần bị hư hại được lấy ra hết, sau đó lỗ hổng sẽ được biết lại.để bảo tồn răng bị áp xe
Nếu bệnh diễn tiến năng, tuỷ răng nhiễm trùng, hoại tử, không còn bảo tồn được răng bị áp xe bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng để làm sạch mủ trong ổ răng, tránh để vết mủ lây lan sang các răng kế cận.
Giải pháp tốt nhất là đến trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra, xác định mức độ viêm, từ đó sẽ có cách xử lý thích hợp. Tùy từng loại áp xe mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau nhưng mấu chốt trong điều trị là loại bỏ ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng và tránh các biến chứng do áp xe răng gây ra.
Bài viết liên quan: