Khi đang thư giãn sau một ngày làm việc hoặc khi đang dành thời gian cho gia đình, bạn bỗng nhiên cảm thấy đau nhói trong miệng. Nếu trước đây bạn từng gặp các vấn đề răng miệng – như nhiễm trùng vùng nướu, nhiễm trùng ở răng hoặc sâu răng – thì cơn đau đó có thể liên quan đến tình trạng áp xe răng.
Có hai loại áp xe răng: Loại thứ nhất là áp xe quanh răng, gây ảnh hưởng đến chân răng. Loại thứ hai là áp xe vùng nha chu (nướu), gây ảnh hưởng đến nướu.
Loại thứ hai thường xảy ra khi có các vấn đề nha chu nghiêm trọng, khi nướu dịch chuyển khỏi răng, hình thành các túi nha chu dưới mép nướu. Cả hai loại áp xe đều hình thành các túi nhỏ chứa đầy mủ vi khuẩn.
Nếu được điều trị đúng cách, bạn sẽ loại bỏ triệt để cả hai tình trạng áp xe răng này và tiếp tục bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình
Cách Phát Hiện Áp Xe Răng?
Dù ban đầu khó phát hiện được hiện tượng sâu răng hoặc nhiễm trùng nha chu, nhưng khi đã hình thành áp xe thì rất dễ nhận biết. Triệu chứng phổ biến nhất là những cơn đau dữ dội. Viện Y tế Quốc gia (NIH) mô tả cơn đau do áp xe răng diễn ra liên tục, đau nhói và khi cơn đau nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị bục khối áp xe. Bạn có thể gặp khó khăn khi nhai, dễ nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh và thậm chí sẽ có hiện tượng sưng hạch bạch huyết – một phản ứng tự nhiên của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng.
Bạn cũng có thể cảm nhận được khối áp xe trong miệng. Trường hợp áp xe nha chu, sẽ xuất hiện tổn thương ở khu vực bị ảnh hưởng. Các vết sưng nhỏ như mụn có thể hình thành ở trên nướu gần vùng áp xe răng.
Nên Làm Gì Khi Bị Áp Xe Răng?
Đến gặp nha sĩ ngay khi bạn nghi ngờ hoặc phát hiện tình trạng áp xe răng. Trong thời gian chờ khám, bạn có thể súc miệng bằng nước muối để giúp giảm đau. Nha sĩ cũng có thể khuyên bạn sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn.
Bước đầu tiên trong điều trị áp xe răng hoặc áp xe nha chu là loại bỏ vi khuẩn ra khỏi túi mủ và làm sạch khu vực bị ảnh hưởng. Nha sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn còn lại. Bạn cần phải dùng thuốc tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất.
Bước tiếp theo trong quá trình điều trị phụ thuộc vào vị trí của áp xe:
Lấy tủy răng là liệu trình thường được lựa chọn để điều trị các trường hợp áp xe răng. Trong liệu trình này, nha sĩ sẽ lấy tủy ra khỏi răng, làm sạch buồng tủy và đưa tủy trở lại vị trí phù hợp, sau đó lắp đặt mão răng giúp nâng đỡ, để răng trông khỏe mạnh và tự nhiên.
Điều trị áp xe nha chu cần các bác sĩ chuyên khoa nha chu hỗ trợ xử lý triệt để vùng nhiễm trùng và làm sạch sâu toàn bộ khu vực bằng cách lấy cao răng trên bề mặt răng và cả chân răng. Liệu trình này giúp loại bỏ mảng bám và cao răng trên bề mặt răng và cả bên dưới đường viền nướu.
Ngăn Ngừa Áp Xe Răng Tái Phát Như Thế Nào?
Sau khi điều trị xong áp xe răng, bạn nên thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà để tránh áp xe tái phát.
Điều trị áp xe răng là một trong những việc bạn cần làm để bảo vệ sức khỏe tổng thể của mình. Nếu không được điều trị, tình trạng bệnh có thể gây nhiễm trùng nặng hơn.
Chỉ cần duy trì thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách, áp xe răng sẽ biến mất vĩnh viễn để nụ cười của bạn trở lại sáng khỏe như xưa.
Bài viết liên quan: