Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn thiếu một chiếc răng quá lâu?

Nếu một chiếc răng của bạn đã bị nhổ bỏ, bạn không nên trì hoãn việc lắp răng giả dù chi phí lắp răng có mắc hay chiếc răng bị nhổ ở vị trí khuất không ai thấy.

Những hậu quả khi mất răng vĩnh viễn

Mất tính thẩm mỹ: Khi thiếu mất răng, đặc biệt là răng cửa và răng nanh sẽ tạo ra cảm giác tự ti khi giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.

Ảnh hưởng đến các răng còn lại: Sự khiếm khuyết của răng trên hàm sẽ khiến các răng kế cận bị xô lệch, nghiêng ngả, răng đối diện với răng đã mất có xu hướng trồi lên, gây mất cân bằng giữa các răng, rối loạn khớp cắn và khớp thái dương hàm.

Các răng xung quanh nghiêng ngả, răng đối diện trồi lên theo hướng răng đã mất.

Tiêu xương ổ răng: Thiếu mất răng sẽ không còn lực nhai tác động lên các xương ổ răng, lâu ngày gây ra tình trạng tiêu xương, tụt nướu.

Lão hoá sớm: Việc tiêu xương sẽ gây hóp má, da chảy xệ, nhăn nheo.

Suy giảm chức năng nhai: Mất răng khiến chức năng nhai suy giảm, việc nghiền nát thức ăn cũng khó khăn hơn, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Vệ sinh răng miệng khó khăn hơn: Vị trí mất răng sẽ tồn đọng nhiều thức ăn thừa, về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến các răng khác.

Gây khó khăn khi muốn phục hình răng: Nếu muốn phục hình răng sau khoảng thời gian dài bị mất răng thì Bác sĩ phải tiến hành ghép xương răng.

Những nguyên nhân gây mất răng thường gặp

  • Tuổi cao khiến răng lão hoá, không còn vững chắc.
  • Bẩm sinh bị thiếu mất răng ở 1 vị trí nhất định nào đó.
  • Sự thay đổi hormone ở tuổi dậy thì và thời kỳ mang thai khiến răng nhạy cảm, nướu giảm sức đề kháng, dễ bị vi khuẩn tấn công.
  • Các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng… khi trở nên nghiêm trọng cũng có thể gây hư răng.
  • Ăn nhiều chất béo, đồ ngọt, dẻo; thường xuyên uống cà phê, rượu, bia.
  • Hút thuốc lá.
  • Không cạo vôi răng và khám răng định kỳ.
  • Một số bệnh lý ít gặp như: ung thư vùng hàm mặt và xương hàm, nang bướu vùng xương hàm.
  • Chấn thương vùng răng, hàm do tai nạn hoặc tác động mạnh.

Hiện nay có 3 phương pháp phục hình răng đã mất, cụ thể như:

Hàm giả tháo lắp:

Hàm giả tháo lắp là phương pháp thay thế một, nhiều răng hoặc mất toàn bộ hàm răng. Hàm giả có cấu tạo gồm một nền hàm, một khung hàm và răng sứ phục hình. Răng được cố định bằng các móc cài được làm từ Titan.

Ưu điểm của hàm giả tháo lắp là chi phí khá thấp, dễ dàng tháo lắp mà không gây đau, thay thế được một phần chức năng nhai của răng đã mất. Nhưng do tính năng tháo lắp nên hàm dễ bung tuột khi cử động hàm để nói chuyện hoặc nhai, cắn, đặc biệt là với thức ăn cứng.

Cầu răng sứ

Đây là phương pháp trồng răng giả cố định nhằm thay thế răng đã mất bằng cách mài hai răng thật kế cận để làm trụ nâng đỡ cho dãy cầu cứ. Dãy cầu sứ có cấu tạo gồm nhiều răng giả được chế tác dính liền nhau bằng keo nha khoa.

Trồng răng Implant

Trồng răng Implant hay còn gọi là cấy ghép Implant, là phương pháp trồng răng giả cố định phục hồi khả năng ăn nhai và thẩm mỹ toàn diện nhất hiện nay. Khi trồng răng Implant, Bác sĩ sẽ đặt một trụ Titanium vào bên trong xương hàm, thay thế vị trí của chân răng, sau đó gắn khớp nối Abutment và răng sứ phục hình lên trên trụ.