Nước súc miệng diệt khuẩn được sử dụng ngày càng rộng rãi và có xu hướng thay thế bàn chải đánh răng. Không những người lớn, trẻ em cũng sử dụng nước súc miệng để làm sạch răng và cho hơi thở thơm mát. Liệu nước súc miệng có an toàn đối với trẻ em không?
1 Ưu nhược điểm của nước súc miệng trẻ em
Ưu điểm
- Nếu được sử dụng đúng cách, nước súc miệng sẽ hỗ trợ kem đánh răng và chỉ nha khoa loại bỏ một số mảng bám trên răng và diệt khuẩn có hại cho răng và nướu.
- Nước súc miệng có thể mang lại hơi thở thơm tho cho trẻ, ngăn chặn và phòng ngừa các bệnh về răng miệng.
- Nước súc miệng dành cho trẻ em có thành phần lành tính, tạo mùi thơm dễ chịu, vẫn an toàn khi trẻ vô tình nuốt phải.
Nhược điểm
- Nước súc miệng nếu không sử dụng đúng cách sẽ làm hỏng men răng của trẻ vì men răng của trẻ còn mỏng manh và dễ bị bào mòn bởi các thành phần muối, flour…
- Nước súc miệng còn có thể làm giảm tác dụng của kem đánh răng khi các thành phần của chúng tương tác và loại bỏ những chất có lợi cho sức khỏe răng miệng của trẻ.
2 Tại sao không nên dùng nước súc miệng thay thế bàn chải đánh răng?
Mảng bám răng khá chắc chắn, chỉ có thể bị loại bỏ bằng cách sử dụng bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa thường xuyên và định kỳ đi cạo mảng bám ở các cơ sở nha khoa.
Bên cạnh đó, bàn chải đánh răng có cấu trúc đặc biệt với các sợi lông mỏng nhẹ có thể len lõi vào kẽ răng và tác động trực tiếp lên các mảng bám trên răng, do đó có thể làm sạch các mảng bám và kẽ răng hiệu quả. Nước súc miệng lại không thể làm được điều này.
Nếu bố mẹ sợ lợi của bé bị tổn thương khi dùng bàn chải đánh trăng thì có thể lựa chọn những loại bàn chải đánh răng dành cho trẻ em hoặc bàn chải đánh răng chuyên dụng cho răng lợi nhạy cảm.
Việc sử dụng nước súc miệng cho trẻ em có thể phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số điều cần xem xét:
- Tuổi của trẻ: Trẻ em dưới 6 tuổi thường chưa thể sử dụng nước súc miệng được một cách an toàn do họ có thể nuốt phải một lượng lớn nước súc miệng. Điều này có thể gây ra nguy cơ nếu sản phẩm chứa các thành phần không an toàn khi nuốt phải.
- Nhu cầu cụ thể: Nếu trẻ có vấn đề về hơi thở, mùi miệng, hoặc có một tình trạng nào đó cần được điều trị, bác sĩ có thể gợi ý sử dụng nước súc miệng phù hợp.
- Chất lượng sản phẩm: Nếu quyết định sử dụng nước súc miệng cho trẻ, hãy chọn sản phẩm chứa các thành phần an toàn và không chứa cồn. Nên lựa chọn những loại được thiết kế dành riêng cho trẻ em, với hàm lượng fluor phù hợp cho độ tuổi của trẻ.
- Hướng dẫn sử dụng: Nếu sử dụng nước súc miệng cho trẻ, hãy hướng dẫn trẻ cách sử dụng một cách đúng đắn và giám sát chặt chẽ để đảm bảo an toàn.
- Thảo luận với bác sĩ: Trước khi quyết định sử dụng nước súc miệng cho trẻ, nên thảo luận với bác sĩ hoặc nha sĩ của trẻ để nhận được lời khuyên và hướng dẫn cụ thể.
Tóm lại, việc sử dụng nước súc miệng cho trẻ em cần được xem xét cẩn thận và theo sự chỉ đạo của chuyên gia y tế.
3 Cách dùng nước súc miệng cho bé đúng cách
Không nên chọn nước súc miệng dành cho người lớn để cho trẻ dùng. Nước súc miệng dành cho người lớn đôi khi chứa cồn và flour, không tốt cho sức khỏe răng miệng của trẻ, bào mòn men răng và tiêu diệt hết vi khuẩn có lợi trong khoang miệng.
Nước súc miệng chỉ có tính hỗ trợ chứ không thể thay thế bàn chải đánh răng, kem đánh răng và chỉ nha khoa. Do đó, bố mẹ đừng quên cho trẻ đánh răng 2 lần/ngày.
Không nên cho trẻ sử dụng nước súc miệng quá 2 lần/ ngày và ngay sau khi đánh răng vì men răng của trẻ rất mỏng manh, việc lạm dụng nước súc miệng sẽ bào mòn men răng của trẻ và có những tương tác với kem đánh răng làm cho kem đánh răng mất tác dụng.
Chỉ nên cho trẻ từ 3 tuổi trở lên dùng nước súc miệng, vì khi đó trẻ đã có ý thức về việc súc miệng mà không nuốt nước súc miệng, đồng thời răng nướu của trẻ đã có sự phát triển nhất định để có thể tiếp nhận nước súc miệng.
Nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và chẩn đoán. Nếu vẫn chưa yên tâm về sức khỏe răng miệng của trẻ, bạn nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý.
Bài viết liên quan: