Ưu điểm điểm của niềng răng mặt trong

1. Niềng răng mặt trong là gì ?

Niềng răng mặt trong hay niềng răng mặt lưỡi là phương pháp niềng răng chỉnh nha tiên tiến bật nhất hiện nay, có cấu tạo gồm hệ thống mắc cài, dây cung và thun buộc giống như các kỹ thuật truyền thống. Những dây cung và mắc cài sẽ tạo ra lực kéo phù hợp, đưa các răng lệch lạc về đúng vị trí ngay ngắn trên hàm.

2. Ưu điểm giải pháp niềng răng mặt trong

Niềng răng mặt trong được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn và các chuyên gia khuyên dùng bởi những lợi ích vượt trội về mọi mặt từ hiệu quả, an toàn đến tính thẩm mỹ, đồng thời khắc phục hoàn hảo nhiều nhược điểm của các phương pháp chỉnh nha trước đây.

  • Hiệu quả chỉnh nha cao: Niềng răng mặt trong giải quyết tốt những khiếm khuyết trên răng như: hô, móm, vẩu, mọc lệch lạc, mọc thưa, mọc lộn xộn, khấp khểnh, khớp cắn chéo, khớp cắn hở, khớp cắn đối đỉnh… Với hệ thống dây cung, mắc cài được gắn bên trong bề mặt răng sẽ tạo lực kéo mạnh mẽ, ổn định nhanh chóng di chuyển, sắp xếp các răng lệch lạc về đúng vị trí.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ: Niềng răng mắc cài mặt lưỡi (mặt trong) sẽ giấu mắc cài vào phía trong của hàm răng, đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
  • An toàn và hạn chế tổn thương: Các khí cụ để thực hiện niềng răng mặt lưỡi được chứng nhận là an toàn, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng hay tích tụ chất độc vào cơ thể.
  • Rút ngắn thời gian điều trị: Khí cụ dán chặt bên trong răng giúp lực kéo đảm bảo hơn niềng răng mắc cài mặt ngoài, hay niềng răng bằng khay niềng. Nhờ đó niềng răng mặt trong có thể rút ngắn quá trình điều trị một cách tối đa, đem lại kết quả sớm.

3. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật là tính thẩm mỹ, niềng răng mặt trong tồn tại những yếu điểm sau như:

  • Bất tiện khi ăn uống: Niềng răng mặt trong sẽ khiến bạn ăn uống khó hơn rất nhiều so với các phương pháp niềng răng khác. Nguyên nhân hiện tượng này là do mắc cài chạm vào lưỡi gây kích ứng lưỡi trong suốt quá trình niềng răng
  • Gây khó khăn khi nói chuyện: Thông thường với các phương pháp niềng răng khác khiến răng bạn bị cộm gây cảm giác đau khi nói chuyện và đeo niềng mặt trong sẽ khiến bạn khó chịu hơn nữa. Bởi lúc này dây cung và mắc cài sẽ trực tiếp chạm vào lưỡi ảnh hưởng đến khả năng phát âm của bạn.
  • Gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng: Khi đeo niềng mặt trong rất khó để vệ sinh răng miệng, đặc biệt các vụn thức ăn thừa đánh răng không sạch làm răng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng là rất cao. Cho nên trong thời gian sử dụng dụng cụ niềng răng mặt trong bạn cần hết sức chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng, bạn nên thường xuyên hơn đến phòng khám nha khoa để vệ sinh tốt hơn.

3. Quy trình niềng răng mặt trong

Bước 1: Khám và chụp phim

Bác sĩ sẽ khám trực tiếp để xem xét trực quan tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Sau đó, chụp phim kiểm tra tương quan khớp cắn, vị trí răng và tỉ lệ thẩm mỹ của bệnh nhân

Bước 2: Lên phác đồ điều trị và tư vấn

Dựa vào khám và phim chụp, phân tích của thiết bị mô phỏng 5D và phần mềm thiết kế nụ cười. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng miệng, phân tích và đưa ra lộ trình điều trị chi tiết cho từng bệnh nhân.

Bước 3: Lấy mẫu và thiết kế mắc cài

Sau khi trao đổi và tư vấn cụ thể cho bệnh nhân, Bác sĩ tiến hành lấy mẫu răng thạch cao và gửi mẫu sang phòng Labo để thiết kế mắc cài.

Bước 4: Gắn mắc cài

Bước 5: Theo dõi chỉnh nha

Theo lịch định kỳ, 1-2 lần/tháng, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng, đánh giá sự di chuyển của răng. Điều chỉnh và kiểm soát theo pháp đồ điều trị.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

NHA KHOA PHƯƠNG ANH
Địa chỉ: 520 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 02462 687 687 – 0969 36 68 86