Có nhiều bệnh lý loại loét miệng khác nhau có thể được phát triển xung quanh hoặc trong miệng.
Một số có thể gây đau đớn, một số làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, trong khi một số khác có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Nếu vết loét miệng của bạn không tự lành trong vòng 10 ngày, bạn nên tham khảo ý kiến của nha sĩ. Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm trùng, hãy tham khảo ý kiến nha sĩ càng sớm càng tốt để loại bỏ các biến chứng.
Các Dấu Hiệu & Triệu Chứng
• Hội Chứng Rát Miệng
Hội chứng miệng rát gây cảm giác đau rát ở miệng, lưỡi, vòm miệng, nướu, bên trong má và cổ họng. Hội chứng này có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
• Bệnh nấm Candida
Còn được biết đến với tên gọi là “bệnh tưa miệng”, đó là một bệnh nhiễm nấm xảy ra ở miệng hoặc cổ họng do sự phát triển quá mức của nấm men. Các triệu chứng bao gồm: các đốm trắng bên trong miệng hoặc trên lưỡi, có cảm giác đau họng, khó nuốt và loét ở khóe miệng.
• Bệnh lở miệng
Các vết lở miệng thường phát triển thành các tổn thương nhỏ ở giữa miệng có màu trắng hoặc vàng có viền đỏ xung quanh. Chúng có thể phát triển bên trong miệng, ở trên lưỡi, bên trong má, môi, đường nướu và vùng cổ họng. Bệnh lý này không truyền nhiễm. Bệnh loét miệng có thể gây ra một hoặc một vài vết loét.
• Bệnh lở môi
Bệnh lở môi, còn được gọi là “giộp môi”, xuất hiện dưới dạng các cụm màu đỏ, nổi mụn nước bên ngoài miệng, đặc biệt là quanh vùng môi – mặc dù chúng có thể phát triển dưới mũi hoặc dưới cằm. Chúng rất dễ lây lan và dễ bị vỡ, khi bị vỡ chất lỏng trong mụn nước rò rỉ ra ngoài và gây truyền nhiễm. Những mụn này thường đóng vảy khô cho đến khi chúng lành hẳn.
- Bệnh bạch sản niêm
Bạch sản gây ra bởi các mảng trắng hoặc xám trên lưỡi, bên trong má hoặc trên hàm dưới của miệng. Bệnh bạch sản niêm thường không gây đau đớn hoặc lây nhiễm
- Viêm Sialaden (viêm tuyến nước bọt)
Viêm tuyến nước bọt xảy ra khi tuyến nước bọt hoặc ống nước bọt bị nhiễm vi khuẩn và có sự gián đoạn dòng chảy nước bọt từ tuyến nước bọt đến miệng. Tuyến nước bọt sẽ bị sưng cứng và gây cảm giác đau đớn, sưng tấy ở khu vực bị tổn thương. Nếu bị lây nhiễm, bạn có thể bị sốt, cảm thấy ớn lạnh và khó chịu.
- Áp xe răng
Áp xe răng xảy ra khi dây thần kinh của răng bị hiễm trùng vi khuẩn. Các triệu chứng của áp xe răng bao gồm đau nhói răng nghiêm trọng, cảm giác tê buốt khi dùng đồ uống hoặc thức ăn nóng/lạnh, sốt và sưng hạch bạch huyết.
Nguyên nhân
Viêm loét miệng có thể bị gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút hoặc nấm, dây chỉnh nha lỏng lẻo, hàm giả không khớp, hoặc một cạnh sắc nhọn của một chiếc răng bị vỡ hoặc một vết trám răng.
Hội Chứng Rát Miệng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng rát miệng. Một số nguyên nhân phổ biến có thể do: thiếu hụt dinh dưỡng, khô miệng, tưa miệng, tiểu đường, thay đổi nội tiết tố, phản ứng với một số loại thuốc và do lo lắng hoặc trầm cảm.
Bệnh nấm Candida
Bệnh nấm Candida (bệnh tưa miệng) do một loại nấm gây ra và thường phát triển khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Một số loại thuốc chẳng hạn như thuốc có chứa steroid hoặc phương pháp điều trị ung thư, có thể làm tăng nguy cơ phát triển loại nhiễm trùng này. Thuốc kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ phát triển loại nhiễm trùng này vì chúng có thể làm thay đổi sự cân bằng của vi khuẩn trong miệng.
Bệnh lở miệng
Trong một số trường hợp, nguyên nhân chính xác gây ra lở miệng thường khó xác định, nhưng một trong những nguyên nhân phổ biến có thể là chấn thương ở miệng hoặc chấn thương mô mềm ở miệng. Các nguyên nhân có thể khác là nhạy cảm với thực phẩm, thức ăn cay, mặn hoặc chứa nhiều axit, thiếu vitamin B, thay đổi nội tiết tố và căng thẳng.
Bệnh lở môi
Bệnh lở môi thường do vi rút herpes simplex (HSV) -1 gây ra và rất dễ lây lan. Một số triệu chứng ban đầu có thể đi kèm với cảm lạnh hoặc cảm cúm và dễ gây tổn thương miệng. Hiện tại chưa có giải pháp đặc trị cho virus herpes. Bệnh hoàn toàn có thể tái phát khi người bệnh bị sốt, đến kỳ nguyệt san, mệt mỏi, căng thẳng hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Bệnh bạch sản niêm
Đây có thể là kết quả của sự kích thích xảy ra từ vật liệu trám, mão răng hoặc răng giả không phù hợp. Các nguyên nhân khác bao gồm sử dụng thuốc lá, HIV / AIDS và vi rút Epstein-Barr. Trong một số trường hợp, bệnh bạch sản nêm có liên quan đến bệnh ung thư miệng, do đó, nếu phát hiện bất kỳ vết đốm nào đang phát triển, bạn nên đi đến nha sĩ để được thăm khám. Nha sĩ của bạn có thể đề nghị kiểm tra sinh thiết nếu phát hiện các vết đốm bất thường.
Viêm Sialaden (viêm tuyến nước bọt)
Viêm Sialaden hay còn gọi là viêm tuyến nước bọt và bệnh này có thể là cấp tính, mãn tính hoặc hay tái phát. Mủ có thể chảy qua tuyến nước bọt vào miệng. Nhiễm trùng thường xảy ra nhất trong tuyến mang tai.
Áp xe răng
Áp xe răng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập tủy răng, dây thần kinh và mạch máu của răng. Vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và lây lan đến tận chân răng. Nhiễm vi khuẩn gây ra đau răng, hôi miệng và viêm nhiễm. Không gian chật hẹp, trong đó xảy ra tình trạng viêm nhiễm, làm cho mủ chảy vào túi (áp xe) ở đầu chân răng.
Chẩn đoán
Nha sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận bên trong miệng, lưỡi và các tuyến nước bọt. Mặc dù các vết loét và nhiễm trùng này có thể vô hại, song một số thì không, vì vậy điều quan trọng là nói chuyện với nha sĩ về những vấn đề bạn đang gặp phải và cảm thấy trong miệng.
Phòng ngừa
Thăm khám nha sĩ thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vết loét và nhiễm trùng đáng ngờ trong miệng của bạn. Trong thời gian lần thăm khám, hãy tìm hiểu các dấu hiệu và biện pháp ngăn ngừa nếu bạn thấy có dấu hiệu bất thường.
Điều trị
Bạn có thể được kê cho thuốc Chống Rát Miệng để giảm bớt các nguyên nhân tiềm ẩn của hội chứng rát miệng. Bạn có thể thực hiện một số hành động nhất định để giảm các triệu chứng của mình bằng cách không sử dụng đồ uống có cồn, thực phẩm và đồ uống có chứa axit và cay, tránh sử dụng thuốc lá và tránh căng thẳng.
•Bệnh nấm Candida – được điều trị bằng thuốc kháng nấm theo toa. Bệnh lý này thường thấy ở bệnh nhân HIV / AIDS, sau khi điều trị ung thư, ghép tạng, tiểu đường và ở người đeo răng giả.
•Bệnh nấm Candida – được điều trị bằng thuốc kháng nấm theo toa. Bệnh lý này thường thấy ở bệnh nhân HIV / AIDS, sau khi điều trị ung thư, ghép tạng, tiểu đường và ở người đeo răng giả.
•Bệnh lở miệng – Bệnh này thường tự lành mà không cần điều trị trong vòng một hoặc hai tuần sau khi được phát hiện. Tuy nhiên, chúng thường gây ra cảm giác đau đớn; vì vậy bạn có thể sử dụng thuốc gây tê và nước súc miệng kháng khuẩn để giúp giảm đau tạm thời.
•Bệnh lở môi – Các vết loét môi thường tự lành trong khoảng một tuần. Thuốc gây tê tại chỗ không cần kê đơn có thể giúp bạn giảm đau. Nha sĩ của bạn có thể kê đơn thuốc kháng virus để nhanh chóng làm lành những vết loét này.
•Điều Trị Bệnh Bạch Sản Niêm – bắt đầu bằng việc xác định nguồn gốc của kích ứng. Một khi kích ứng được loại bỏ, có nghĩa là bề mặt răng thô ráp đã được làm phẳng, sửa chữa thiết bị nha khoa hoặc bỏ thuốc lá, các vết đốm đỏ sẽ biến mất.
•Viêm tuyến nước bọt – Dưỡng ẩm là bước đầu tiên trong quá trình điều trị. Sau đó, sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Nếu nhiễm trùng không có dấu hiệu giảm bớt, có thể cần phẫu thuật để mở và dẫn lưu tuyến nước bọt.
•Áp xe răng – Một ống tủy chân răng có thể loại bỏ nhiễm trùng và cứu răng. Nếu tình trạng của răng không thể cứu được nữa, nha sĩ sẽ nhổ răng và rút ổ áp xe để loại bỏ nhiễm trùng. Dùng thuốc kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng vi khuẩn.
Bài viết liên quan: