Con người có bao nhiêu cái răng? Theo tổ chức Everyday Health, người trưởng thành có 32 cái răng vĩnh viễn thuộc bốn loại răng: răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm và răng hàm và mỗi loại có những chức năng khác nhau.
Răng được cấu tạo từ 3 thành phần chính, giải phẫu răng cụ thể như sau:
Để biết thêm thông tin về người có bao nhiêu răng và quy trình thay răng vĩnh viễn như thế nào, hãy cùng Colgate tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Người trưởng thành có bao nhiêu cái răng?
Người trưởng thành có 32 cái răng vĩnh viễn bao gồm 8 cái răng cửa, 4 cái răng nanh, 8 răng tiền hàm, 12 răng hàm đã bao gồm 4 chiếc răng khôn. Trên thực tế, không phải ai cũng sẽ mọc đủ 32 chiếc răng này mà có thể từ 29 đến 32 chiếc răng do có người không hoặc mọc răng khôn không đủ.
Cụ thể 32 chiếc răng vĩnh viễn mọc đối xứng ở hàm răng trên và hàm răng dưới bao gồm:
- 8 chiếc răng cửa. (4 chiếc răng cửa hàm trên và 4 chiếc răng hàm dưới).
- 4 chiếc răng nanh. (2 chiếc hàm trên và 2 chiếc hàm dưới).
- 8 chiếc răng cối nhỏ. (4 cái răng hàm trên và 4 cái răng hàm dưới).
- 12 chiếc răng cối lớn. Trong đó, răng cối hay còn được gọi là răng cấm/răng nhai bao gồm cả 4 chiếc răng khôn sẽ mọc khi người đến tuổi trưởng thành từ 18-30 tuổi.
Quá trình mọc răng và thay răng bắt đầu khi chúng ta còn nhỏ. Trẻ bắt đầu mọc răng với 2 chiếc răng cửa hàm dưới xuất hiện khi trẻ được 6 đến 8 tháng tuổi. Những chiếc răng sữa lần lượt mọc đủ 20 chiếc cho đến khi trẻ được 3 tuổi. Khi trẻ lên 5 tuổi, răng sữa sẽ lần lượt được thay bằng những chiếc răng vĩnh viễn khi đến tuổi trưởng thành.
Các loại răng và chức năng của từng loại
1. Răng cửa
Răng cửa là 8 chiếc răng mỏng, thẳng nằm ở phía trước miệng gồm 4 cái ở hàm răng trên và 4 cái ở hàm răng dưới. Răng cửa có chức năng cắn, cắt thức ăn, có vai trò nâng đỡ môi và giúp bạn phát âm rõ các từ khi nói.
2. Răng nanh
Nằm sát cạnh hai bên răng cửa hàm trên và răng cửa hàm dưới là 4 chiếc răng nanh. Nha sĩ gọi răng nanh là răng nhọn có vai trò cắt hoặc xé thức ăn, cũng như nâng đỡ môi. Một chức năng khác của răng nanh là giúp định hướng tất cả các răng vào đúng vị trí khi hàm răng trên và hàm răng dưới khớp với nhau.
3. Răng hàm nhỏ
Răng hàm nhỏ, còn được các nha sĩ gọi là răng có hai đầu nhọn, nằm sau những chiếc răng nanh. Răng hàm nhỏ có mặt răng phẳng, và được sử dụng để nhai thức ăn, cũng như duy trì chiều dài của khuôn mặt. Một người trưởng thành sẽ có tất cả tám răng hàm nhỏ gồm bốn răng ở hàm trên và bốn răng ở hàm dưới.
4. Răng hàm lớn
Răng hàm lớn nằm bên cạnh răng hàm nhỏ. Răng hàm lớn là những chiếc răng có bề mặt răng rộng nhất, phẳng nhất và có tất cả 12 cái răng hàm lớn: sáu răng ở hàm trên và sáu răng ở hàm dưới.
Giống như răng hàm nhỏ, răng hàm lớn có chức năng nhai, nghiền thức ăn và duy trì chiều dài của khuôn mặt. Răng hàm lớn của hàm dưới có hai chân răng, trong khi răng hàm lớn của hàm trên có ba chân răng.
Theo Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ mô tả, răng khôn là 4 răng hàm lớn ở phía trong cùng của cả hàm dưới và hàm trên, mọc khi một người đến tuổi trưởng thành. Bạn có thể gặp nhiều khó khăn để vệ sinh răng khôn vì chúng nằm sâu trong miệng. Nhưng các loại bàn chải đánh răng với đầu bàn chải nhỏ, lông bàn chải siêu mảnh như bàn chải đánh răng Colgate® Slim Soft™ có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
5. Răng dư
Răng dư (răng thừa) là tình trạng răng mọc thêm vượt mức tiêu chuẩn ở một người bình thường. Ngoài 32 cái răng bình thường, răng dư có thể chen lấn mọc vào kẽ giữa, lệch ra ngoài hoặc mọc vào trong hàm.
Răng dư phổ biến nhất thường xuất hiện giữa hai răng cửa trung tâm, gọi là răng dư kẽ giữa. Răng dư phổ biến thứ hai là răng xuất hiện giữa các răng hàm và cuối cùng là răng dư ở vị trí răng nanh.
6. Răng sơ sinh
Răng sơ sinh là răng đã có ngay khi bé chào đời thường xuất hiện ở hàm dưới, còn được gọi là răng của thai nhi. Do thường có chân răng yếu hoặc không có chân răng, nên răng sơ sinh dễ rụng, bởi vậy các bác sĩ thường khuyên nhổ răng sơ sinh để tránh nguy cơ trẻ nuốt phải răng.
Theo Trung tâm y tế Đại học Maryland, tỷ lệ xuất hiện trẻ mọc răng sơ sinh khoảng 1/2000 đến 1/3000 ca sinh. Răng sơ sinh có thể gây kích ứng, làm tổn thương lưỡi của bé hoặc gây tổn thương cho mẹ khi cho con bú. Sự xuất hiện của răng sơ sinh thường là một vấn đề độc lập, nhưng đôi khi chúng cũng có thể là triệu chứng của các vấn đề sức khỏe khác.
Cấu tạo và thành phần răng người
Răng được cấu tạo từ 3 thành phần chính, giải phẫu răng cụ thể như sau:
- Thân răng (còn gọi là vành răng) nằm phía trên nướu.
- Chân răng nằm sâu dưới xương hàm và nướu, được giữ bởi nướu răng.
- Cổ răng (đường viền nướu) là phần giao giữa lợi và thân răng.
Bên cạnh 3 thành phần chính trên thì răng còn có:
- Men răng: là lớp ngoài cùng bọc thân răng, cứng chắc và khỏe mạnh. Men răng có thành phần chủ yếu từ khoáng chất như canxi, fluor và có màu trắng sữa.
- Ngà răng: là lớp giữa của răng, nằm bên trong và được men răng bao phủ bảo vệ. Phần này có màu vàng ngà nhạt và chiếm nhiều nhất trong thân răng.
- Tủy răng: là lớp trong cùng, được bao bọc và che chở bởi men răng và ngà răng. Tủy răng là tổ chức đặc biệt vì chứa nhiều dây thần kinh cảm giác và mạch máu giúp nuôi dưỡng cho răng chắc khỏe. Với tủy thì được kéo dài từ thân răng đến chân răng.
- Xương răng (Cementum) là tế bào được bao phủ ngoài chân răng, gắn chặt vào nướu.
Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng để có hàm răng chắc khoẻ
Để có hàm răng chắc khỏe không bị sâu răng, bạn cần thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách.
- Đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối, dùng chỉ nha khoa sau bữa ăn và sử dụng nước súc miệng để làm sạch khoang miệng toàn diện. Bạn nên chọn bàn chải đánh răng có lông mềm mượt và kem đánh răng có chứa Fluor để ngăn ngừa sâu răng. Chẳng hạn như kem đánh răng Colgate MaxFresh cho hơi thở the mát và ngừa sâu răng vượt trội.
- Hạn chế ăn đồ ngọt, bánh kẹo có đường.
- Không nên ăn những thực phẩm quá cứng hoặc dai vì có thể gây hư hỏng men răng.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng.
Trên đây là các thông tin mà Colgate đã cung cấp cho bạn đọc về người trưởng thành có bao nhiêu cái răng cũng như câu hỏi người có bao nhiêu răng hay hàm răng có bao nhiêu cái và cách chăm sóc răng miệng đúng cách. Hãy bảo vệ nụ cười đẹp ngay hôm nay!
Bài viết liên quan: