Khi thuốc tê vừa hết tác dụng, bạn sẽ dần dần cảm thấy đau nhức và sưng bên vùng má nhổ răng khôn. Điều bạn cần làm lúc này để giảm đau và giảm sưng là dùng đá lạnh chườm liên tục tại vị trí đó trong khoảng 15 – 20 phút. Việc làm này sẽ góp phần giảm sưng, giảm đau nhanh chóng và hiệu quả cho bệnh nhân.
Vào ngày kế tiếp, người bệnh nên chườm khăn ấm để máu huyết ở vùng má răng khôn vừa nhổ được lưu thông, giúp máu bầm tan nhanh để vết thương nhanh lành. Ngoài ra, sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ kê toa thuốc để giảm đau, giảm viêm cho bạn.
Trong vòng 12 giờ đầu khi nhổ răng khôn xong, bạn chỉ nên vệ sinh răng bằng cách súc miệng nhẹ nhàng với nước hoặc dung dịch nước muối sinh lý. Sau 24 giờ, bạn có thể chải răng như bình thường nhưng lưu ý không chải vào vị trí vừa nhổ răng khôn.
Nhổ răng khôn xong ăn gì?
Khi răng khôn vừa bị tách ra khỏi hàm răng của bạn, để vết thương nhanh chóng khép lại thì chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng được xem là rất quan trọng. Nướu của răng khôn vừa nhổ trong thời gian này rất nhạy cảm, vết thương còn khá non nên lúc này bạn không nên dùng lực nhai quá mạnh. Do đó, bạn cần chế biến thức ăn thành dạng lỏng, loãng sao cho dễ nuốt, dễ tiêu và tránh va chạm vào vết thương. Trong 2 tuần đầu sau khi nhổ răng, bạn có thể xem xét đến một số món ăn nhẹ nhàng, đơn giản nhưng cũng đầy dinh dưỡng sau đây:
- Có thể luân phiên ăn đa dạng các loại cháo như cháo thịt (thịt bò, lợn…), cháo cá, cháo tôm… với hình thức được xay nhuyễn. Hơn nữa có thể bổ sung thêm chất xơ bằng cách xay nhuyễn các loại rau xanh như (rau cải, rau dền, bí đỏ…) và nấu chung với cháo. Để thay đổi khẩu vị, tránh bị ngán do ăn liên tục một loại thức ăn, bạn có thể ninh hoặc hầm nhừ cho thịt thật mềm rồi thưởng thức.
- Bổ sung thêm Vitamin và khoáng chất vào trong cơ thể từ các loại rau củ và trái cây như cà rốt, rau má… bằng cách ép chúng thành nước. Những loại thực phẩm này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho răng miệng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Lưu ý: Trong thời gian này, do răng khôn vừa mới nhổ nên vùng nướu ở khu vực này rất nhạy cảm. Do đó bạn không nên ăn thức khi chúng còn quá nóng và cũng nên hạn chế các gia vị có tính cay, chua vào trong món ăn vì chúng dễ gây kích ứng vùng nhạy cảm, ảnh hưởng đến tiến độ lành thương của vết thương. Đồng thời, bạn sẽ cảm thấy đau buốt và ê nhức ở vị trí này, khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống.
Nhổ răng khôn kiêng gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm nên ăn thì kiêng ăn gì để vết thương sau nhổ răng mau lành cũng cần được lưu tâm. Cần tránh ăn các loại thức ăn dưới đây:
- Không ăn các thực phẩm khi chưa được chế biến kỹ lưỡng hay thức ăn quá cứng hoặc quá dai vì lúc đó bạn sẽ phải dùng lực mạnh để nhai, nghiền thức ăn. Điều này có thể sẽ làm tổn thương vết thương chưa lành hẳn, khiến thời gian lành thương kéo dài hơn;
- Không ăn các thực phẩm có độ giòn như các loại bánh quy, đồ chiên, rán… vì các mảnh vụn sẽ dễ giắt lại ở kẽ chân răng gây viêm tại chỗ;
- Hạn chế tối đa các món cay, nóng hoặc chua có nồng độ cao như dưa cà muối, cà muối…;
- Không nên uống các thức uống có ga, nước ngọt do đường có trong những thức uống này khi tiếp xúc với nước bọt có tính axit sẽ gây ra phản ứng khử, khiến cho tình trạng viêm nhức kéo dài hơn;
- Đặc biệt, trong thời gian chờ vết thương lành, bạn không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… và cũng không nên sử dụng ống hút khi uống nước.
Những thông tin trên đây là những lưu ý cơ bản, nhằm giúp bạn giảm tối thiểu cơn đau và đẩy nhanh tình trạng lành thương.
Nhìn chung, bạn có thể ăn nhiều loại thực phẩm để bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên, bạn nên chú ý đến cách chế biến để dễ nuốt, dễ tiêu hóa, vì trong thời gian này vết thương do nhổ răng khôn thường rất nhạy cảm. Hơn nữa, nên hạn chế tối thiểu những kích lên chúng để vết thương nhanh lành lại để bạn có thể nhanh chóng sinh hoạt bình thường.
Bài viết liên quan: