Có nhiều vật liệu trám rất đa dạng về chất liệu, màu sắc và giá thành. Mỗi loại đều sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định.
- Chăm Sóc Răng Miệng Trong Những Ngày Tết: Bí Quyết Giữ Gìn Nụ Cười Khỏe Đẹp
- Những Phương Pháp Nha Khoa Thẩm Mỹ Phổ Biến Nhất Hiện Nay
- Tìm hiểu về răng khôn – Những điều cần biết
- Giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh
- Tại sao răng sữa đẹp khi thay răng vĩnh viễn lại xấu
1. Trám răng bằng amalgam
Trám răng bằng amalgam hay trám bạc (màu miếng trám như mảnh bạc) là loại trám răng đã có từ lâu đời và có giá thành thấp nhất trong số các vật liệu trám hiện tại. Amalgam là hỗn hợp bao gồm bạc, thiếc, kẽm, đồng và thủy ngân (chiếm gần 50% hỗn hợp).
- Ưu điểm: Vật liệu amalgam rất bền, có thể chịu được lựa nhai tốt và giá thành cũng rẻ hơn các loại vật liệu khác.
- Nhược điểm: Về mặt thẩm mỹ, trám bằng amalgam sẽ làm chỗ răng được trám có màu khác với các răng còn lại nên nhìn không tự nhiên.
2. Trám răng composite
Trám răng bằng vật liệu composite là phương pháp trám răng thẩm mỹ hiệu quả cao và được nhiều người lựa chọn hiện nay.
- Ưu điểm: Vật liệu composite có màu ngà gần giống với sắc răng tự nhiên, nên rất thích hợp để trám răng ở những vị trí dễ nhận thấy.
- Nhược điểm: Trám răng bằng composite thường sẽ không bền như trám bằng amalgam, chỗ trám chỉ duy trì được trung bình khoảng 5 năm, so với 10 – 15 như trám bằng amalgam. Hơn nữa, với tác động nhai thì chỗ trám bằng composite cũng sẽ không bền, đặc biệt là nếu dùng để trám những chỗ sâu răng lớn.
3. Trám răng bằng sứ
Trám răng sứ inlay-onlay cũng là một kỹ thuật phổ biến hiện nay, phù hợp với những trường hợp răng bị sứt mẻ lớn, đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp hơn.
- Ưu điểm: Vật liệu sứ có màu gần giống răng tự nhiên, sứ cũng có khả năng chống bám bẩn và ăn mòn tốt hơn so với vật liệu composite. Chỗ răng trám bằng sức có thể duy trì được hơn 7 năm.
- Nhược điểm: Mặc dù có màu sắc tương đồng với răng thật và có tính thẩm mỹ cao, nhưng trám răng sứ không thể được áp dụng cho răng cửa và vùng răng kế cận răng cửa. Phương pháp trám bằng vật liệu này chỉ có thể ứng dụng đạt kết quả tốt nhất trong điều trị các răng hàm.
4. Trám răng bằng vàng
Sử dụng cách trám bằng vàng hoặc một số kim loại quý khác như bạc, đồng sẽ tăng thêm độ cứng chắc cho miếng trám.
- Ưu điểm: Vàng có thể chịu được lực nhai lớn. Kim loại vàng cũng mang lại vẻ sang trọng và sẽ bị mài mòn chậm hơn so với những loại vật liệu khác.
- Nhược điểm: Chi phí trám răng bằng vàng thường đắt hơn các vật liệu khác, có thể đắt gấp 10 lần vật liệu amalgam. Thông thường, bạn sẽ phải tới nha sĩ hai lần để thực hiện trám răng bằng vàng.
Trong một số trường hợp, chỗ trám vàng ngay kế chỗ trám amalgam trước đó có thể khiến răng bạn bị đau do hai kim loại sẽ phản ứng tạo ra dòng điện.
5. Trám răng bằng GIC
GIC (Glass Ionomer Cement) thường làm từ vật liệu acrylic và một thành phần của thủy tinh có tên gọi là fluoroaluminosilicate.
Fuji là chất liệu tổng hợp được sử dụng phổ biến trong nha khoa thẩm mỹ thuộc GIC (Glass Ionomer Cement), so với composite hay amangam thì Fuji ít được sử dụng hơn nhưng vẫn đảm bảo khả năng hàn trám khá tốt.
- Ưu điểm: Trong GIC có chứa chất fluor giúp ngăn chặn tình trạng sâu răng trở nên nặng hơn. Vật liệu GIC thường gắn rất chặt vào răng và giảm thiểu nứt ở chỗ vết trám.
- Nhược điểm: Yếu tố thẩm mỹ của vật liệu GIC không được xem là ưu tiên hàng đầu do màu sắc không giống màu răng tự nhiên như vật liệu composite. Ngoài ra, bạn cũng phải cần ít nhất hai lần hẹn nha sĩ khi thực hiện trám răng GIC.
Mỗi vật liệu trám đều có ưu và nhược điểm riêng nên bạn cần tham khảo kỹ ý kiến của nha sĩ trước khi lựa chọn vật liệu trám phù hợp nhất cho răng.
Bài viết liên quan: