1/ Răng hô
Răng hô hay còn gọi là răng vẩu. Khi răng bị hô, chúng ta rất dễ nhận biết qua những biểu hiện như: Hai hàm răng cùng nhô ra phía trước, răng hàm trên mọc chìa ra phía trước còn răng hàm dưới bình thường, răng hàm trên nhô ra khỏi môi trong tư thế nghỉ, nhìn ở tư thế nghiêng thấy khuôn miệng nhô ra ngoài, hàm trên bình thường nhưng hàm dưới kém phát triển gây mất cân đối.
Không chỉ khiến hàm răng xấu, mà tình trạng hô còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, giảm khả năng nghiền nát thức ăn và khó phát âm hoặc phát âm không chuẩn. Hơn nữa, còn làm làm khuôn mặt biến dạng.
2/ Răng thưa
Răng thưa cũng là một biểu hiện của hàm răng xấu. Đây là tình trạng mà các răng không khít với nhau, có chỗ hở ở các kẽ răng lớn hơn bình thường.
Hàm răng xấu vì thưa khiến cho nụ cười kém duyên, dễ giắt thức ăn trong quá trình ăn uống hàng ngày, hay bị xỉn màu kẽ răng,… Trong nhân tướng học người có răng thưa thường không may mắn, dễ thất bại trong tình duyên và công việc.
3/ Răng móm
Răng móm là dạng răng xấu phổ biến thường gặp. Nếu như người bình thường, khi khép miệng lại cung răng hàm trên phủ ngoài cung răng hàm dưới, nhưng ở người bị móm thì cung răng hàm dưới phủ ngoài cung răng hàm trên.
Khi răng bị móm, nhất là trường hợp nặng sẽ làm cho khuôn mặt biến dạng, mất cân đối, gây ra mặt “lưỡi cày”, mặt gãy,… Bên cạnh đó, người có hàm răng xấu do móm thường khó ăn uống, phát âm không chuẩn và dễ bị viêm khớp thái dương hàm.
4/ Răng lệch lạc
Răng mọc lệch lạc, chen chúc, cái trong cái ngoài, lệch trái, lệch phải, không thẳng hàng và đè lên răng khác,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Ngoài ra, còn dễ mắc phải các bệnh lý như: Viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng, sâu răng,… do thức ăn thường mắc kẹt trong kẽ, khó vệ sinh.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng xấu: Hô – Thưa – Móm – Lệch lạc
Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng răng xấu, gây hô, thưa, móm, lệch lạc và không được đều đẹp, hài hoà, chuẩn chỉnh như bình thường.
1/ Đối với răng hô
- Di truyền: Cha mẹ, ông bà có răng xấu, bị hô thì tỷ lệ con cái mắc phải sẽ rất cao.
- Các thói quen xấu: Đẩy lưỡi, mút tay, ngậm ti giả, nghiến răng khi ngủ,…
- Sự bất thường của xương hàm: Xương hàm trên phát triển quá mạnh, hoặc xương hàm dưới kém phát triển.
2/ Đối với răng thưa
- Do mất răng lâu ngày khiến tiêu xương, các răng bên cạnh bị đổ xiên và thưa ra.
- Răng có kích cỡ nhỏ
- Hàm quá rộng
- Thiếu răng bẩm sinh
- Răng mọc ngầm
- Các thói quen xấu: Đẩy lưỡi, mút tay, thở bằng miệng,…
- Mắc phải các bệnh lý khiến răng trong hàm bị thưa dần như: Bệnh lý nha chu, viêm cuống răng, viêm tủy làm hỏng xương ổ răng, hỏng xương răng,…
3/ Đối với răng móm
Cũng giống như răng hô, răng móm cũng xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản như sau:
- Di truyền: Theo các nghiên cứu đã chứng minh cha mẹ, ông bà có răng xấu, bị móm sẽ di truyền sang thế hệ sau.
- Các thói quen xấu: Nhai, cắn, mút ngón tay hoặc đẩy lưỡi khiến cho hàm răng xô lệch, mọc sai vị trí
- Sự bất thường của xương hàm: Xương hàm dưới phát triển quá mức, hoặc xương hàm trên kém phát triển, xương kết hợp bù trừ xương ổ răng.
4/ Đối với răng lệch lạc
- Răng xấu, mọc lệch lạc do xương hàm nhỏ.
- Các răng quá lớn không đủ chỗ cho các răng khác mọc lên.
- Răng sữa gãy đã lâu mà răng vĩnh viễn chưa mọc gây tình trạng thiếu răng.
- Răng sữa mất, gãy hay rụng sớm các răng khác sẽ mọc chen lấn vào vị trí trống làm răng mọc lệch lạc.
- Các thói quen xấu: Đẩy lưỡi, mút tay, ngậm ti giả, nghiến răng khi ngủ, mút môi, chống cằm, cắn môi dưới, cắn má,…
Phương pháp điều trị hàm răng xấu hiệu quả hiện nay
Với sự phát triển của y học và công nghệ hiện đại, đã có rất nhiều phương pháp khắc phục răng xấu ra đời, giúp mọi người khắc phục được khuyết điểm, sở hữu hàm răng đều đẹp, cùng nụ cười mơ ước như:
1/ Phẫu thuật hàm
Phẫu thuật hàm là giải pháp tốt nhất trong tình trạng hô, móm do xương hàm phát triển bất thường. Bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp trực tiếp phần hàm và điều chỉnh giúp hai hàm trở nên cân đối, hài hoà, có sự tương quan chuẩn, đảm bảo thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.
Tuy nhiên, để phẫu thuật hàm hiệu quả và an toàn, cần đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, thực hiện tại bệnh viện được cấp phép. Đồng thời, vì là ca phẫu thuật khá phức tạp, nên cần khoảng dài thời gian hồi phục.
2/ Bọc răng sứ
Bọc răng sứ chỉ thích hợp với những hàm răng xấu, bị hô, móm, thưa, lệch lạc nhẹ. Bằng việc sử dụng mão sứ được làm bằng sứ cao cấp, có màu sắc và hình dáng tương đồng để gắn lên răng thật, sẽ giúp cải thiện chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ, mang lại cho khách hàng hàm răng đều đẹp, trắng sáng hơn.
Nhưng nếu răng hô, móm, thưa, lệch lạc, lộn xộn quá nặng và sai khớp cắn,… thì không thể bọc răng sứ. Ngoài ra, những chiếc răng này có thời hạn sử dụng từ 10 – 25 năm (tùy vào chất liệu răng sứ và cách chăm sóc) và trước khi thực hiện cần mài nhỏ răng tạo thành cùi, có thể gây ê buốt, răng thật không còn nguyên vẹn như trước.
3/ Niềng răng
Niềng răng là phương pháp hoàn hảo cho tất cả trường hợp răng xấu, hô, móm, thưa, lệch lạc từ đơn giản đến phức tạp. Bằng cách sử dụng các loại khí cụ chuyên dụng như mắc cài hoặc khay niềng gắn trực tiếp lên bề mặt răng sẽ di chuyển răng mọc sai lệch về đúng vị trí.
Bên cạnh đó, niềng răng còn có tác dụng khắc phục sai khớp cắn chéo, ngược, đối đỉnh, sâu, hở,… giúp ăn nhai khỏe và đều hơn. Ngoài ra, trong một số trường hợp phẫu thuật hàm hô, móm, bác sĩ cũng chỉ định niềng răng trước hoặc sau, để giúp đem lại hiệu quả cao nhất.
Tùy theo tình trạng hàm răng xấu, độ tuổi, cách chăm sóc của từng người và tay nghề bác sĩ, phương pháp niềng răng, mà sau từ 12 – 24 tháng điều trị chúng ta sẽ có được kết quả như ý. Hàm răng xấu trước kia sau khi niềng sẽ đều đẹp, cân đối, có khớp cắn chuẩn, làm khuôn mặt hài hoà, xinh đẹp, ăn nhai tốt, phát âm chuẩn và hạn chế các bệnh lý về tiêu hóa, răng miệng.
Hiện nay, niềng răng đang được rất nhiều người thực hiện, kể cả người có hàm răng xấu nhất và ứng dụng rộng rãi tại hầu hết các nha khoa trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Bởi vì, ngoài hiệu quả cao, niềng răng còn đảm bảo an toàn, không xâm lấn, không gây chảy máu, bảo tồn răng thật tối đa, không mài răng, không ảnh hưởng đến sức khỏe của răng hàm và duy trì vẻ đẹp vĩnh viễn.
Bài viết liên quan: