Răng có 3 chức năng quan trọng là: ăn nhai, thẩm mỹ khuôn mặt và phát âm. Ăn đá lạnh thường xuyên khiến răng yếu dần, phát sinh nhiều bệnh về răng miệng, và gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác hại của đá lạnh khi ăn nhai quá nhiều.
Hại men răng – Răng nhạy cảm: Nhai đá lạnh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, làm tổn thương lớp men bảo vệ răng và làm cho răng bị nhạy cảm.
Răng nứt, mẻ: Nhiệt độ lạnh, độ cứng của đá khiến răng dễ bị nứt, mẻ, gãy, thậm chí chảy máu nướu, gây ê buốt, đau nhứt, gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt khi cười. Điều này khiến vi khuẩn dễ tấn công sâu hơn vào ngà răng và tủy dẫn đến viêm tủy, chết tủy.
Sâu răng: Ăn đá lạnh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây sâu răng.
Viêm nướu: Răng nhạy cảm là nguyên nhân gây viêm nướu, tụt nướu, mòn chân răng vừa mất thẩm mỹ vừa giảm chức năng ăn nhai, thường xuyên đau nhức răng.
Viêm tủy răng – chết tủy: Những vết nứt này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công sâu hơn vào ngà răng và tủy răng của bạn. Về lâu dài, viêm tủy răng nặng sẽ gây đau nhứt, chết tủy hoặc chết tủy ngược dòng.
Răng lung lay, dễ gãy rụng: Nhiệt độ lạnh và cứng của đá khiến răng bị tổn thương, lung lay, dễ gãy rụng. Đặc biệt, sau khi ăn đá lạnh và thức ăn nóng (bún, phở,..) càng có nguy cơ mất răng sớm.
Những ai không nên uống nước đá
Nước đá khi sử dụng đúng cách cũng chưa hẳn đã tốt cho tất cả mọi người. Nha Khoa Đông Nam xin lưu ý những đối tượng sau không nên sử dụng nước đá:
– Trẻ em:
Với trẻ nhỏ, nước đá hoặc các đồ lạnh sẽ gây ra các triệu chứng đường ruột như tiêu chảy, đau bụng hoặc đau họng, ho, …
Ngoài ra, nếu nước đá vệ sinh không đảm bảo thì trẻ nhỏ còn bị rối loạn tiêu hóa, hay mắc các bệnh đường ruột khác. Nguyên do là vì đường ruột và dạ dày của trẻ nhỏ phát triển chưa hoàn thiện, cực kỳ nhạy cảm đối với những kích thích của nước lạnh, đồ uống lạnh.
Đặc biệt, trẻ nhỏ trong khoảng 6 tháng tuổi thì tuyệt đối không nên cho uống nước lạnh và dùng các đồ uống lạnh.
– Người bị bệnh viêm gan:
Người bị viêm gan được khuyên nên uống nhiều nước, nhưng lại kiêng không được uống nước đá. Mặc dù nước lạnh không ảnh hưởng gì đến bệnh tình của người bị viêm gan. Song thông thường nước đá không được sản xuất tuyệt đối an toàn nên sẽ gây tổn thương cho người bị bệnh này.
Bởi gan của những người này đã bị tổn thương, chức năng lọc của gan kém nên những thứ bẩn từ nước đá có thể nhanh chóng tích tụ vào gan, khiến bệnh nặng hơn.
– Người bị bệnh tim:
Khi một lượng lớn đồ uống qua đường tiêu hóa thức ăn xuống dạ dày, có thể dẫn đến việc co thắt các động mạch ở xung quanh, dẫn đến rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, đau cơ tim.
Chính vì thế, những người bị bệnh về tim mạch khi bệnh tình khá nặng thì tốt nhất không nên sử dụng đồ uống lạnh.
– Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt:
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt uống nhiều đồ lạnh sẽ khiến các mạch máu nhỏ ở khoang chậu co lại, từ đó phát sinh các hiện tượng như đau bụng kinh, thậm chí kiệt sức, cho nên cần hạn chế uống đồ lạnh.
– Người bị sâu răng:
Những người bị sâu răng khi ăn uống đồ lạnh sẽ làm cho răng bị đau buốt, đồng thời làm giảm sức đề kháng bệnh của răng dễ gây ra các bệnh răng miệng khác dẫn đến viêm tủy răng.
Uống nước đá đúng cách
– Chúng ta không nên uống nước ở nhiệt độ quá thấp. Việc uống nước lạnh quá mức cho phép sẽ khiến cho các vi mạch máu trong dạ dày và ruột co thắt lại, khiến niêm mạc bị thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hóa, sát khuẩn của dạ dày và ruột, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy…
– Đặc biệt, khi bạn vừa đi ngoài trời nắng về hoặc đang cảm thấy khát, chúng mình chỉ nên sử dụng một chút đá để làm mát, tránh uống nước quá lạnh ngay lập tức. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, dễ gây viêm họng, cảm, thậm chí là sốc nhiệt.
– Một mẹo nhỏ cho chúng ta khi uống nước đá là uống một cách từ từ, chậm rãi. Điều này sẽ làm hạn chế tình trạng nhiệt độ thay đổi đột ngột, giảm thiểu tác hại do nước đá gây nên cho cơ thể.
– Những người nên hạn chế uống nước đá: người có răng nhạy cảm, bị sâu răng, người đang mắc các vấn đề về họng, phổi, trẻ em, bạn gái đang trong kỳ “đèn đỏ”, người già, phụ nữ có thai, người mắc bệnh đường tiêu hóa, bệnh tim mạch, người đang ra nhiều mồ hôi.
Bài viết liên quan: