Chiếc răng khểnh không chỉ có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ mà theo quan niệm về nhân tướng học, đây cũng là một đặc điểm khá thú vị, mang lại nhiều nét riêng độc đáo cho người sở hữu nó.
Ở phương Đông, những chi tiết nổi trội không theo số đông như lúm đồng tiền hay cằm chẻ đều được gắn với sức hấp dẫn đặc biệt, đặc biệt là đối với phụ nữ.
Tương tự, chiếc răng khểnh cũng tạo nên nét đẹp tiềm ẩn ở người sở hữu nó, giúp họ dễ gây thiện cảm với mọi người xung quanh.
Về mặt tính cách:
Người có chiếc răng này sở hữu tính cách nhanh nhẹn và hoạt bát. Người này cũng có lòng tốt, biết quan tâm giúp đỡ người khác, đặc biệt là những người thân trong gia đình.
Đây là mẫu người có nhiều suy nghĩ sâu sắc, được ngưỡng mộ vì thông minh hơn người.
Về mặt tình cảm:
Chuyện tình cảm của người có răng khểnh thường chớm nở rất sớm. Đây là kiểu người khá chủ động, mãnh liệt và chân thành với đối phương. Thế nên, người sở hữu chiếc răng này rất thích hợp với những đối tượng tìm hiểu cũng có tính cách mạnh mẽ.
Về mặt sự nghiệp:
Những người này thường hay nhẫn nại và kiên trì, bền bỉ để thực hiện mục tiêu. Tuy nhiên, thường thì phải qua ngưỡng tuổi 30 thì người có răng khểnh mới có thể tận hưởng cuộc sống ổn định và an nhàn.
Người sở hữu chiếc răng khểnh có dáng quá nhọn và gần cửa miệng thì lại không tốt cho lắm bởi đây là kiểu người hay chọc giận người khác vì không chú ý nhiều đến giao tiếp.
Thế nên, người này nên học cách kiềm chế cảm xúc của mình và cố gắng bình tĩnh khi gặp tình huống căng thẳng để giữ cho mọi chuyện tốt đẹp.
Kỹ thuật trồng răng khểnh tại nha khoa
Có một số cách làm răng khểnh phổ biến được sử dụng để làm răng khểnh tự nhiên. Tùy từng trường hợp mà nha sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất cho bạn.
1. Trồng răng khểnh bằng cách đắp composite
Đây là cách làm răng khểnh phổ biến và đơn giản nhất. Kỹ thuật này sẽ được nha sĩ thực hiện bằng cách đắp vật liệu composite vào răng nanh số 3. Nha sĩ sau đó sẽ tiến hành căn chỉnh sao cho răng chếch ra ngoài một góc vừa phải, không quá mất cân đối so với các răng khác và vẫn đảm bảo sự hài hòa cho khuôn mặt.
2. Trồng răng khểnh bằng mặt dán sứ
Phương pháp mặt dán sứ veneer giúp tạo một chiếc răng khểnh đẹp tự nhiên, duyên dáng như răng khểnh thật.
Ưu điểm của mặt dán sứ này là không ảnh hưởng nhiều đến các răng khác. Với kỹ thuật này, bác sĩ chỉ cần mài răng một lớp siêu mỏng từ 0,3 – 0,7 mm.
Sau đó mặt dán sứ sẽ được dán lên bề mặt răng nanh và hơi chếch lên để tạo hình răng khểnh bằng một lớp keo đặc biệt dùng trong nha khoa.
Gắn răng khểnh giả tại nhà
Ngoài cách nhờ đến nha sĩ chuyên khoa để can thiệp làm răng khểnh thì trên thị trường hiện nay có một số sản phẩm giúp bạn có ngay chiếc răng duyên dáng này nhanh chóng mà lại tiết kiệm.
Các sản phẩm này thường gồm răng giả bằng nhựa và chất liệu keo để kết dính. Tuy nhiên, cách gắn răng giả này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe răng miệng.
Răng nhựa thường sẽ không thể tương hợp sinh học với răng. Không những thế, khi ở trong môi trường miệng một thời gian có thể gây ra tình trạng hôi miệng khó chịu. Chất liệu nhựa cũng dễ bị đổi màu, biến chất và làm phát sinh những chất có hại cho răng miệng.
Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ đối mặt với nhiều rủi ro như sưng đau, viêm lợi, hay thậm chí nguy hiểm nhất là tiêu xương, tụt lợi tại vị trí gắn răng giả.
Việc tự ý gắn răng giả để tạo răng khểnh còn gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng, rất dễ gây viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh răng do mảng bám thức ăn tích tụ lại.
Nếu để lâu, loại răng giả này sẽ dẫn tới tình trạng hôi miệng, sâu răng hoặc phá hủy tổ chức của răng.
Tổng hợp: Ngọc Châu
Bài viết liên quan: