Phân loại mắc cài trong niềng răng
Hiện nay, có rất nhiều loại mắc cài. Mỗi loại mắc cài đều có những đặc điểm, tính năng riêng biệt. Dựa vào tình trạng răng, nhu cầu cũng như điều kiện của khách hàng mà các bác sĩ sẽ đưa ra loại mắc cài niềng răng phù hợp.
Phân loại theo chất liệu thì mắc cài được phân thành hai loại: mắc cài kim loại và mắc cài sứ
- Mắc cài kim loại phân loại theo chức năng gồm: mắc cài kim loại thường và mắc cà kim loại thông minh hay còn gọi là mắc cài tự buộc
- Mắc cài sứ cũng được chia thành hai loại như vậy gồm: mắc cài sứ thường và mắc cài sứ thông minh
So sánh về chất liệu mắc cài sứ và mắc cài kim loại:
1. Giống nhau
Đúng như tên gọi, hai phương pháp niềng răng mắc cài sứ và kim loại đều sử dụng mắc cài giữ cố định trên cung răng cải thiện khiếm khuyết do răng gây ra thời gian đầu tác động một lực nhẹ sau đó điều chỉnh mạnh dần theo thời gian siết các răng về vị trí chuẩn, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và khớp cắn.
Đều có thể giải quyết triệt để các trường hợp răng khấp khểnh, lệch lạc, thưa, móm,…hay sai khớp cắn.
Đều gồm 2 loại: mắc cài truyền thống và mắc cài tự buộc
Cần được chăm sóc, vệ sinh đúng cách theo chỉ định của nha sĩ
2. Khác nhau:
Chất liệu
- Mắc cài sứ: có chât liệu sứ nguyên chất không gây kích ứng
- Mắc cài kim: loại: Kim loại không gỉ, an toàn cho sức khỏe
Màu sắc, tính thẩm mỹ
- Mắc cài sứ: Trùng màu răng thật, tính thẩm mỹ cao đem lại sự tự tin giao tiếp
- Mắc cài kim loại: Nhiều màu, lộ rõ khiến khách hàng ngại ngùng vì sợ bị chê “răng sắt”
Thời gian niềng
- Mắc cài sứ: Kéo dài từ 18 – 24 tháng, có thể hơn tùy vào tình trạng răng
- Mắc cài kim loại: Nhanh hơn, tối thiểu là 12 tháng, lâu nhất là 24 tháng
Hiệu quả
- Mắc cài sứ: Lực tác động yếu hơn mắc cài kim loại, không xử lý được các trường hợp nặng
- Mắc cài kim loại: Tạo ra áp lực mạnh, mang lại hiệu quả hoàn hảo cho bất kì trường hợp răng lệch lạc nặng hay nhẹ
Chi phí
- Mắc cài sứ: Đắt hơn, từ 35 – 45 triệu
- Mắc cài kim loại: Rẻ hơn, từ 25 – 35 triệu
Độ bền
- Mắc cài sứ: Không chắc chắn bằng kim loại, dễ vỡ nếu va đập
- Mắc cài kim loại: Cứng, chắc, không dễ bung, vỡ
Tác động đến ăn nhai
- Mắc cài sứ: Ăn nhai dễ dàng hơn
- Mắc cài kim loại: Hạn chế ăn đồ ăn dẻo, dai vì mắc vào mắc cài rất khó vệ sinh
So sánh về chức năng giữa mắc cài thường và mắc cài thông minh
Mắc cài thường ( mắc cài tiêu chuẩn )
Mắc cài tiêu chuẩn là hệ thống mắc cài được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay với các tiêu chí đơn giản, rẻ, hiệu quả, dễ sử dụng…
Cấu tạo hệ thống mắc cài tiêu chuẩn bao gồm các mắc cài, dây cung, và thun buộc trong đó dây cung được buộc vào mắc cài của từng răng bằng thun hoặc bằng chỉ thép.
Dây thun được buộc vào mắc cài và dây cung nhằm cố định dây cung khiến cho dây cung không trượt trên các rãnh mắc cài. Đối với trẻ em, các bác sĩ lựa chọn các thun buộc nhiều màu khiến cho trẻ cảm thấy thích thú và vui vẻ trong suốt quá trình chỉnh nha. Tại Việt Nam, thun không màu được ưa chuộng và sử dụng phổ biến.
Đối với hệ thống mắc cài thường, ưu điểm vượt trội có thể kể đến là chi phí thấp, dễ sử dụng. Khi đến lịch tái khám từ 4 – 6 tuần, bác sĩ sẽ thay thun buộc và dây cung, quá trình này thường khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau răng, ê buốt và khó chịu vài ngày. Nhược điểm duy nhất của hệ thống mắc cài tiêu chuẩn là vấn đề thức ăn dính vào thun buộc và mắc cài gây khó vệ sinh và làm đổi màu thun buộc.
Mắc cài tự động
Điểm khác biệt duy nhất của hệ thống mắc cài này chính là cấu tạo của mắc cài bao gồm một nắp trượt hoặc cánh kim loại để trực tiếp đậy và giữ dây cung ở trong rãnh mắc cài mà không cần sử dụng thun buộc.
Hệ thống mắc cài tự buộc được thiết kế hiện đại, tinh vi và cho các cấu tạo cũng như dịch chuyển với độ chính xác cao hơn. Thời gian di chuyển răng nhanh hơn so với mắc cài tiêu chuẩn, bệnh nhân ít đau và khó chịu hơn. Tuy nhiên, chi phí của mắc cài tự buộc thường cao hơn so với mắc cài tiêu chuẩn.
Bài viết liên quan: