- Tìm hiểu về răng khôn – Những điều cần biết
- Giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh
- Tại sao răng sữa đẹp khi thay răng vĩnh viễn lại xấu
- THƯ CẢM ƠN
- Cách Chọn Dáng Răng Phù Hợp Với Khuôn Mặt Trong Nha Khoa
Tắc động mạch vành là thủ phạm gây ra một cơn đau tim. Tức ngực được biết tới là triệu chứng phổ biến của tình trạng này. Ngoài ra còn một dấu hiệu hay bị bỏ qua là đau răng.
Bạn đã bao giờ bị đau răng khi hoạt động thể chất mạnh và cảm thấy nhẹ nhõm ngay lập tức sau khi nghỉ ngơi? Có phải nha sĩ không thể làm giảm cơn đau răng của bạn ngay cả khi bạn đã đến thăm khám thường xuyên?
Những lý do trên có thể là triệu chứng của cơn đau thắt ngực hay còn gọi là co thắt tim do máu cung cấp không đủ oxy cho cơ tim vì động mạch đến tim bị thu hẹp.
Tình trạng này có thể gây ra một cơn đau lan tỏa đến bên trái của hàm. Người có tiền sử bệnh tim nên thận trọng sau khi bị đau răng đột ngột, đặc biệt nếu họ có sức khỏe răng miệng tốt, vì đó là dấu hiệu của một cơn đau tim.
Ashish Sahni, 48 tuổi, người Ấn Độ là bệnh nhân tiểu đường, có tiền sử bệnh mạch vành. Thời gian gần đây, anh thường xuyên bị đau ở hàm dưới.
Dù Ashish không bị đau ngực, khó chịu hoặc khó thở, bác sĩ vẫn khuyên anh nên làm điện tâm đồ. Kết quả cho thấy tim không nhận đủ oxy cho các mô và cơ.
Do đó, bệnh nhân được khuyên nên chụp động mạch vành nhưng Ashish từ chối vì anh không thể hiểu mối liên hệ giữa đau răng và đau tim.
Giống như Ashish, rất nhiều người bị đau răng nhưng không biết vấn đề này có thể liên quan đến một điều gì đó nghiêm trọng như đau tim.
Bệnh nhân có thể cảm thấy đau từ răng lan ra ngoài hoặc dọc theo hàm, đau tai. Vi khuẩn từ miệng xâm nhập vào mạch máu làm lắng đọng mỡ của động mạch và dẫn đến hình thành cục máu đông gây bệnh mạch vành, viêm cơ và van tim.
Tất cả những điều đó cản trở lưu lượng máu, oxy đến tim, dẫn đến tim không thể hoạt động bình thường.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả những ai đau răng đều có nguy cơ đau tim. Nhưng những người có tiền sử bệnh tim cần phải chú ý thêm, đặc biệt nếu cơn đau răng đi kèm với choáng váng hoặc đổ mồ hôi.
Nếu cơn đau kéo dài, đó có thể là nhồi máu cơ tim cấp tính. Khi đó, bệnh nhân sẽ thấy đau đầu, mặt kết hợp với các triệu chứng tim quen thuộc như đau ở cổ họng, bên trái (xương hàm dưới), bên phải, tai, khớp hàm và răng.
(Theo Deccanherald)
Bài viết liên quan: