Răng sứ là vật liệu có độ bền cao và màu sắc giống như răng thật nên rất được ưa chuộng trong việc phục hình thay thế các răng mất hoặc hư tổn. Để răng sứ tồn tại lâu dài và luôn bền đẹp, bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc răng miệng đúng đắn và hợp lý nhất.
1. Tại sao phải bảo quản răng sứ và chăm sóc tốt nhất?
Răng sứ cũng giống như răng thật, nên cần phải có cách bảo quản răng sứ và chăm sóc răng tốt nhất. Răng sứ sau nếu thực hiện không đúng quy trình hay vệ sinh không đúng cách rất dễ gây nên các vấn đề răng miệng.
Để bọc răng sứ thẩm mỹ, các bác sĩ sẽ mài sao cho bờ răng sứ nằm bên dưới nướu để nhìn được tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bác sĩ mài không đúng kỹ thuật, bờ này nằm quá sâu dưới nướu sẽ lại xâm phạm khoảng sinh học gây nên viêm nướu, do đó dịch nướu tiết rất nhiều hoặc gây sưng nướu. Ngoài ra, nếu cách bảo quản răng sứ và vệ sinh răng sứ không tốt sẽ dẫn tới tình trạng hôi miệng.
Răng sứ là vật liệu trơ nên không phản ứng với cơ thể, không bị đổi màu hay có mùi sau thời gian dài sử dụng. Tuy nhiên, một khi phần nướu bị viêm nhiễm hay giắt thức ăn thì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn tác động đến độ bền của răng sứ.
2. Cách bảo quản răng sứ và chăm sóc tốt nhất
Điều quan trọng nhất trong cách bảo quản răng sứ chính là việc vệ sinh răng miệng hàng ngày và chế độ ăn uống an toàn. Theo các chuyên gia răng miệng và bác sĩ nha khoa, vệ sinh răng miệng hàng ngày có tác động trực tiếp đến độ bền của răng sứ.
Vì thế, sau khi bọc răng sứ, bạn nên đánh răng sau các bữa ăn và nhất là trước khi đi ngủ. Nên lựa chọn loại bàn chải lông mềm và khi chải lưu ý chải nhẹ nhàng theo chiều dọc, xoay mà không chải theo chiều ngang. Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh, chải răng kỹ trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm nguy cơ sâu răng đến 25% so với chỉ chải răng 1 lần trong ngày.
Sử dụng chỉ tơ nha khoa để vệ sinh răng miệng sau khi ăn một cách nhẹ nhàng để loại bỏ mảng bám đóng lại ở kẽ răng mà không tổn thương đến nướu. Trong quá trình vệ sinh răng miệng hằng ngày có thể dùng tay để mát-xa nướu xung quanh vị trí răng sứ để tăng sự lưu thông máu giúp răng chắc khỏe hơn.
Nên khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần để thăm khám lại tình trạng răng sứ cũng như khắc phục kịp thời những vấn đề răng miệng. Các bác sĩ sẽ kiểm tra lại sự khít sát giữa mão răng sứ và đường viền của răng thật, kiểm tra mặt bên của răng xem có dính thức ăn nơi kẽ răng, viền nướu quanh mão răng hồng hào hay viêm tấy.
Bên cạnh đó, để cách bảo quản răng sứ thật sự triệt để, bệnh nhân cũng nên lưu ý đến chế độ ăn uống. Răng sứ thường có độ cứng, độ bền cao hơn răng tự nhiên, nhưng độ dẻo dai thì không bằng và dù là răng sứ hay răng tự nhiên thì bạn ăn nhai với lực cân bằng là cách tốt nhất để tránh bể răng. Tốt nhất không nên ăn những thức ăn cứng, khó nhai vì khi bạn cắn nếu không biết cách dùng lực cân bằng rất dễ làm vỡ răng.
Ngoài ra, nên hạn chế ăn thức ăn ngọt như bánh kẹo, nước đường hay các loại thực phẩm sậm màu, nên ăn các loại rau, củ, không nên hút thuốc lá, tránh các mảng bám tồn tại quá lâu trên răng sẽ tạo thành cao răng hoặc khiến răng xỉn màu chính là cách bảo quản răng sứ tốt nhất.
Bài viết liên quan: