Răng Cấm Của Trẻ Em Có Thay Không?

Chắc hẳn mỗi lần đưa bé đi khám, bạn đã từng nghe bác sĩ nhắc tới “răng cấm” cái tên lạ lùng này. Tại sao nó lại có cái tên đặc biệt như vậy? Lẽ nào “răng cấm” không giống với một số chiếc răng khác? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau:

Đúng vậy, răng cấm không hề bình thường chút nào, và điểm không bình thường của nó sẽ được làm sáng tỏ qua câu hỏi “răng cấm của trẻ em có thay không?”

1. Hệ răng sữa và răng vĩnh viễn

Ở loài người chỉ có 2 hệ răng đó là hệ răng sữa và hệ răng vĩnh viễn.

Hệ răng sữa:

Răng sữa là bộ răng tồn tại ở giai đoạn quan trọng nhất của sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em. Răng sữa được hình thành từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 của bào thai, được lắng đọng chất men và ngà (sự khoáng hóa) từ tháng 4 đến tháng thứ 6 sau khi sinh.

Ngoài chức năng ăn nhai, phát âm, răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của xương hàm và giữ đúng vị trí cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Trẻ em từ 6-11 tuổi hiện diện cả răng sữa và răng vĩnh viển trên cung hàm, gọi là răng hỗn hợp.

Răng sữa mọc vào trong khoang miệng khoảng tháng thứ 7 sau khi sinh. Đến 2 hoặc 3 tuổi, trẻ em có đủ bộ răng sữa gồm 20 răng (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới).

+ 8 răng cửa

+ 4 răng nanh

+ 8 răng hàm (răng cối sữa)

Trong đó, thời điểm mọc thường là lúc 6 tuổi. Răng sữa đầu tiên rụng thường là răng cửa giữa, tiếp ngay sau đó thường là sự nhú lên của răng vĩnh viễn tương ứng ở vị trí răng sữa vừa rụng đi. Răng sữa cuối cùng thường là răng sữa số 5 rụng lúc khoảng 12 tuổi.

răng cấm của trẻ em có thay không
Hệ răng sữa

Hệ răng vĩnh viễn:

Răng vĩnh viễn đầu tiên mọc trên hàm là răng hàm (răng cối lớn) mọc lúc 6 tuổi nên còn gọi là răng 6 tuổi. Răng này mọc phía trong các răng hàm sữa và không thay cho răng sữa nào cả.

Đến 7 tuổi các răng cửa sữa bắt đầu lung lay để răng vĩnh viễn mọc lên thay thế và đến 12 tuổi thì hoàn tất việc thay răng, lúc nầy đứa trẻ đã có 28 răng. Đến tuổi trưởng thành sau 18 tuổi, một người sẽ có 32 răng gồm:

+8 răng cửa vĩnh viễn

+4 răng nanh vĩnh viễn

+8 răng tiền hàm vĩnh viễn (răng cối nhỏ)

+12 răng hàm (răng cối lớn)

răng cấm của trẻ em có thay không
Hệ răng vĩnh viễn

Răng khôn hay răng hàm thứ 3, hay răng số 8 mọc rất trễ từ 18 tuổi đến 22 tuổi. Răng khôn mọc trễ và thường hay mọc lệch, gây tai biến cho bệnh nhân , ta gọi là tai nạn răng khôn mọc ngầm.

Răng cấm hay còn gọi là răng số 6 mọc lên đã là răng vĩnh viễn. Ngoài trừ răng khôn và răng cối lớn thứ 2 (gọi là răng số 6) thì tất cả các răng vĩnh viễn còn lại đều được thay thế từ răng sữa.

răng cấm của trẻ em có thay không 3
Răng cấm được gọi là răng số 6 và răng khôn được gọi là răng số 8

2. Răng cấm của trẻ em có thay không?

Răng cấm có giá trị giống như tên gọi của nó. Bởi vì có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh nên cấm không được đụng đến và vì nó không được mọc hai lần nên cấm nhổ răng.

Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ:

Trong thời kỳ trẻ từ 0-6 tuổi, trẻ cần nhiều can-xi để cung cấp cho hoạt động tạo xương, đóng thóp, vôi hóa răng. Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp can-xi chính.

Để can-xi được hấp thu tốt, cha mẹ cần cho bé tắm nắng mỗi buổi sáng (15-20 phút). Việc tắm nắng giúp cơ thể tạo ra vitamin D, một chất giúp hấp thu can-xi.

răng cấm của trẻ em có thay không 4
Để can-xi được hấp thu tốt, cha mẹ cần cho bé tắm nắng mỗi buổi sáng (15-20 phút)

Cha mẹ có thể bắt đầu làm vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay từ những tháng đầu đời, khi răng còn chưa mọc. Trước khi trẻ có răng (6 tháng tuổi), nên cho trẻ uống vài muỗng nước ngay sau khi bú (và ợ).

răng cấm của trẻ em có thay không 5
Trước khi trẻ có răng, nên cho trẻ uống vài muỗng nước ngay sau khi bú

Sau khi trẻ có răng, nên cho uống vài muỗng nước ngay sau khi bú hay ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch, lau nhẹ nhàng và massage lợi sau mỗi bữa ăn và ngay trước khi bé đi ngủ. Điều này có ích cho sự mọc răng, giúp bé quen với việc thường xuyên làm vệ sinh miệng và tạo thói quen lành mạnh cho cả cuộc đời.

Bắt đầu sử dụng bàn chải đánh răng nhỏ của trẻ em ngay khi chiếc răng đầu tiên nhú lên. Dùng thuốc đánh răng không chứa fluor dành cho trẻ. Khi trẻ trên 3 tuổi có thể dùng kem đánh răng chứa flour, nhưng chỉ bóp lượng kem bằng hạt đậu lên bàn chải đánh răng.

Không để bé bú bình chứa sữa pha chế hoặc nước hoa quả khi đi ngủ, vì đường trong các đồ uống này sẽ tích tụ ở miệng, làm tăng lượng axit có hại cho men răng. Khi ngủ, lượng nước bọt tới miệng giảm nên chất ngọt càng dễ đọng lại quanh răng. Nếu bé chỉ có thể ngủ khi được mút thì nên cho bé bú bình nước sạch hoặc dùng núm vú giả. Núm giả có thể được chấp nhận tới khi trẻ 2-3 tuổi. Thói quen này dễ bỏ hơn mút tay.

Khám răng định kỳ cho bé:

Nên cho trẻ đến bác sĩ răng hàm mặt lần đầu tiên khi trẻ được 6 tháng tuổi (sau đó cứ 6 tháng lại khám 1 lần), để phát hiện các vấn đề sức khỏe toàn thân có liên quan đến răng miệng; phát hiện các dạng sâu răng đặc biệt do cách cho trẻ ăn (sâu răng do bú bình) và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng ngừa sâu răng. Không nên chờ đến khi trẻ có răng sâu hay đau răng mới đến bác sĩ răng hàm mặt.

Chính vì răng cấm không được nhổ, nên khi răng này bị sâu sẽ rất phiền phức, bởi vậy việc chủ động phòng bệnh sâu răng cho trẻ là điều mà các ông bố bà mẹ phải hết sức lưu ý. Hãy bảo vệ răng miệng cho bé ngay từ khi bé chưa mọc răng nhé!