Các Trường Hợp Bị Thiếu Răng Phổ Biến

Thiếu răng có niềng được không? Thiếu răng có thể khiến cho răng trên cung hàm bị thưa, xiêu vẹo, lệch lạc ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn răng. Thiếu răng còn có thể ảnh hưởng xấu đến sức nhai, khớp cắn. Để khắc phục tình trạng thiếu răng, chúng ta có nhiều hướng hỗ trợ điều trị khác nhau phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể

1. Các trường hợp thiếu răng thường gặp 

Thiếu răng trưởng thành hiện nay cũng không còn quá hiếm gặp trong cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân của tình trạng này đơn giản chỉ là do không có mầm răng vĩnh viễn để mọc lên thay thế cho răng sữa. Căn nguyên sâu xa của tình trạng này có thể xuất phát từ những yếu tố sau:

Thiếu răng số 2 bẩm sinh 

Răng số 2 (răng cửa bên) thuộc nhóm răng cửa. Đây là loại răng chung nhóm răng với răng số 1 (răng cửa giữa). Răng số 2 có vị trí nằm phía trước cung hàm, có hình dạng chiếc xẻng. Cạnh của răng số 2 khá sắc, do đó loại răng này có nhiệm vụ cắn và xé thức ăn thành những miếng nhỏ.

Thiếu răng cửa hàm dưới 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu răng cửa hàm dưới có thể do  răng mọc bên trong xương hàm, không trồi lên khỏi nướu và chỉ có thể phát hiện khi chụp film kiểm tra. Việc thiếu răng cửa hàm dưới cũng khiến cho quá trình ăn nhai trở nên khó khăn và mất đi tính thẩm mỹ của khuôn mặt.

Thiếu mầm răng vĩnh viễn

Thiếu mầm răng vĩnh viễn cũng là một trong những trường hợp hiếm gặp. Trường hợp này có thể do bác sĩ nhổ nhầm mầm răng khi bạn còn bé, tại vị trí răng cửa bị thiếu sẽ không bao giờ có răng vĩnh viễn mọc lên.

Nếu phát hiện trẻ em hay bản thân mình bị thiếu răng, bạn cần tới ngay cơ sở nha khoa để được thăm khám để bác sĩ đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời trước khi ảnh hưởng tới toàn bộ hàm răng.

2. Thiếu răng có niềng được không? 

Trong trường hợp chiếc răng bị thiếu trên cung hàm không thể trồi ra khỏi nướu được mà nằm lại trong xương hàm. Khi đó, chúng ta cần phải tìm cách đưa chiếc răng này ra khỏi nướu để thực hiện đúng chức năng của nó, tránh việc phải dùng đến một chiếc răng nhân tạo. Vì dù sao răng giả cũng không thể so sánh được với răng thật của mình.

Khi đó, bệnh nhân sẽ phải trải qua thủ thuật mở răng ngầm trong xương, sau đó gắn khí cụ để kéo chiếc răng này từ từ ra khỏi xương hàm theo đúng vị trí của nó.

Để có được ca niềng răng đạt độ thẩm mỹ cao và thuận lợi tốt nên ứng dụng công nghệ Niềng răng 3D tân tiến với những ưu điểm sau đây:

– Niềng răng mắc cài 3D giúp dịch chuyển răng ổn định, không sai khác

– Niềng răng 3D cho hiệu quả chỉnh nha đúng lộ trình dự liệu của bác sĩ trong phác đồ hỗ trợ điều trị

– Công nghệ không đau không gây ma sát lớn, không bị bung tuột mắc cài trong khi đeo trên răng nên tiết kiệm được gần như tối đa thời gian hỗ trợ điều trị

– Kỹ thuật không làm tổn hại xương hàm và răng. Cả răng và xương đều thích ứng tốt và ổn định trong cũng như sau hỗ trợ điều trị.

3. Trồng răng implantGiải pháp tối ưu khắc phục tình trạng thiếu răng 

Đây là giải pháp cần tính đến khi bị thiếu răng. Vì khi thiếu răng nghĩa là sự cân đối giữa các răng trên cung hàm không được đảm bảo. Nếu lấy khe răng cửa chính làm trung tâm đối xứng, thì hai bên các răng cần có đủ và cân đôi nhau. Do đó, khi bị thiếu bất cứ một vị trí răng nào trên cung hàm cũng đều khiến cho sự cân xứng hai bên hàm trái phải và trên dưới bị phá vỡ.

Việc trồng răng chỉ được thực hiện trong điều kiện là bị thiếu mầm răng, nghĩa là trong xương hàm hoàn toàn không có nang răng nào tồn tại. Đồng thời, tại vị trí bị thiếu răng, khe hở còn đủ rộng để trồng một thân răng nữa.

Nếu không, bệnh nhân có thể phải tốn thêm thời gian đeo khí cụ hỗ trợ chỉnh và ổn định răng trên toàn hàm, làm sao để các răng kế cận không đổ xiên về ví thiếu răng. Nhiều trường hợp độ rộng của khe hở này nhỏ, nhưng các răng kế cận không xiêu vẹo thì có thể lại phải thực hiện nong hàm mới trồng răng được.

Để bổ sung răng thiếu một cách đảm bảo, tốt hơn nên trồng răng bằng kỹ thuật Implant để có cả thân răng và chân răng.