Trước tiên bạn hãy tìm hiểu đôi chút về những tác nhân ảnh hưởng xấu đến sự phát triển răng của trẻ trong thời kỳ còn là bào thai gồm:
• Thuỷ ngân: gây hại bào thai nên khi các mẹ khi có thai không nên đi hàn răng hoặc sửa răng do thủy nhân có trong thiếc hàn răng.
• Đẻ non: Trẻ bị đẻ non hoặc đẻ thiếu cân thường không có đủ khoáng chất trong cơ thể như những đứa trẻ bình thường. Điều này khiến răng phát triển chậm hơn, ít chắc khỏe hơn.
• Thuốc và tia X quang: Một trong những loại thuốc kháng sinh gây ảnh hưởng nặng nề cho răng trẻ là tetracycline. Khi mang thai nếu người mẹ sử dụng kháng sinh này sẽ làm xỉn màu răng bé sau này, do men răng bị phá huỷ. Tia X quang cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Vì thế khi được chỉ định chụp X quang, bạn hãy báo cho bác sĩ biết là mình đang mang thai để được tư vấn thích hợp nhất.
Sự hình thành răng ở trẻ sơ sinh
Ngay từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ, những mầm răng đầu tiên đã được hình thành. 4 tháng trong bụng mẹ cấu tạo hàm trẻ đã dần hình thành. Từ mạch máu người mẹ bào thai hấp thụ photphat và calci đề khoáng hóa răng. Thời kỳ này Vitamin D, các hormon tăng trưởng cũng là yếu tố giúp phát triển em bé khỏe mạnh.
Răng bắt đầu mọc lên từ nang. Khi răng đã nhú lên hết phần chân răng bắt đầu phát triển.. Sự hình thành chân răng kết thúc khi răng đã mọc xong một cách chắc chắn.
Khi bé được 6 – 7 tháng tuổi, những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ mọc lên. Mỗi trẻ có thời gian mọc răng khác nhau còn tùy vào cơ địa mỗi trẻ, sớm thì 4 tháng, muộn thì 9-10 tháng. Đây là hiện tượng bình thường mà phụ huynh không nên quá lo lắng.
Thông thường trẻ có 20 chiếc răng sữa, ít hơn so với người trưởng thành 12 chiếc răng.
Trẻ 1 tuổi thường có 6-8 răng, khi 2 tuổi có từ 18-20 răng. Khi lên 6 tuổi răng sữa trẻ bắt đầu được thay thế bằng răng vĩnh viễn
Một hàm răng nướu khỏe mạnh giúp trẻ rất nhiều như việc phát âm đúng, ăn nhai tốt và tất nhiên có 1 nụ cười xinh. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của Viện RHM Quốc gia gần đây cho thấy có tới hơn 50% trẻ trong độ tuổi 9 – 11 ở nước ta bị sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác. Để ngăn ngừa các chứng bệnh này, đòi hỏi các bậc làm cha làm mẹ phải có kiến thức chăm sóc răng miệng cho các em ngay từ khi lọt lòng.
1. Đối với các bà mẹ trước khi sinh nở nên chuẩn bị mang theo miếng gạc để làm sạch tia sữa cho bé.
Điều này rất có lợi ích cho trẻ: miếng gạc giúp làm sạch đầu vú, trong thời kỳ cho con bú nếu đầu ti của mẹ không sạch dễ viêm nhiễm làm tắc ống dẫn và các tuyến sữa gây tắc tia sữa. Vậy nên cần phải giữ thật sạch đầu ti, nhất là ở các kẽ của núm vú, khi cho bú xong lại phải lau sạch, khô.
2. Một số kinh nghiệm dân gian giúp lau sạch lợi trẻ sơ sinh
• Dân gian khuyên dùng nước cốt rau ngót giã nhỏ để rà tưa lưỡi cho bé.
• Còn có biện pháp mà dân gian hay dùng nữa là gạc tẩm mật ong để rà miệng cho bé với mục đích để điều trị tưa lưỡi do nấm tuy nhiên do trong mật ong thường có độc tố của một loại vi khuẩn là clostridium botolium tiết ra gây độc với thần kinh và liệt cơ nên mọi người không nên dùng mật ong để làm sạch lợi cho bé. Tuy nhiên nếu trẻ không bị tưa lưỡi thì chúng ta nên dùng gạc mềm và tẩm nước muối sinh lý để làm sạch lợi thì là tốt nhất.
3. Trong suốt khoảng 4-6 tháng đầu đời, trước khi bé bước vào giai đoạn mọc răng sữa và ăn dặm thì việc chăm sóc cần đảm bảo những gì ?
Khi sinh ra thì trẻ đã có đủ 20 thân răng sữa và chờ đến tuổi mọc, thường trong 4- 6 tháng đầu đời thì răng chưa mọc, tuy nhiên chúng ta cần làm tốt công tác chuẩn bị cho bé: cần đảm bảo sức khỏe cho bé, bú sữa mẹ đầy đủ, tắm nắng, có thể dùng thêm Vitamin D, vệ sinh miệng – lợi tốt để đảm bảo sức khỏe của bé. Ngay trong giai đoạn này chúng ta có thể tập cho trẻ đánh răng bằng bài chải mềm chuyên dụng cho trẻ con.
Khi bé mọc răng nên chăm sóc răng cho bé cẩn thận, giai đoạn này trẻ có nhiều thay đồi về tâm sinh lý, răng mới mọc làm bé đau có thể dẫn đến sốt, đi ngoài (Biểu hiện khi em bé mọc răng)…Mẹ bé nên nhớ lau sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn, thường xuyên lau sạch nước miếng bằng khăn mềm ở miệng cho trẻ. Sau khi bú và khi ăn nhớ cho trẻ uống nước lọc để làm sạch miệng.
4. Khi nào thì bé nên bắt đầu học đánh răng?
Trẻ nên học đánh răng ngay khi có nhận biết, nên tập cho trẻ đánh răng ngay khi trẻ chuẩn bị mọc răng đầu tiên thường là theo thứ tự mọc răng, thường là răng cửa mọc trước, việc chăm sóc răng cần có những thay đổi : Lúc này thì cần vệ sinh răng cẩn thận, dùng bàn chải đánh răng cho bé. Nên Sử dụng loại bàn chải đánh răng nhỏ, lông mềm, dành riêng cho trẻ em. Giai đoạn này cho bé đánh răng bằng nước lọc hoặc nước muối nhạt không nên dùng kem đánh răng vì ở tuổi này trẻ không tự nhổ nước bọt được.
Tập cho trẻ đánh răng đúng cách không đơn giản, nó đòi hỏi sự kiên trì giám sát của các phụ huynh. Nhiều khi bố mẹ cầm bàn chải đánh cho con nhưng các bé vẫn có thể nuốt bọt bẩn vào họng. Khi trẻ lớn hơn, khi đã biết nhổ nước bọt và súc miệng khoảng 18 – 20 tháng thì bắt đầu sử dụng kem đánh răng cho trẻ con. Không nên cho bé đánh răng khi bé <18 tháng tuổi.
Nên đánh 2 lần/ngày: trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ăn xong. Khi trẻ khoảng 2-3 tuổi thì bắt đầu dạy trẻ tự đánh răng và bố mẹ phải kiểm soát bên cạnh khi bé đánh răng. Chỉ khi trẻ > 6 – 8 tuổi, đã có thói quen và ý thức thì bố mẹ mới được để cho các cháu tự đánh răng 1 mình và có sự kiểm tra lại của bố mẹ để đảm bảo trẻ đã đánh răng sạch.
Như vậy muốn cháu có thói quen đánh răng đúng cách thì nên bắt đầu cho bé làm quen với việc đánh răng càng sớm càng tốt để tạo ghi nhớ sớm trong não của bé, để bé nhìn thấy bố mẹ đánh răng coi việc đánh răng là niềm yêu thích.
5. Với trẻ dưới 2 tuổi có hay không nên cho bé sử dụng kem đánh răng chứa florua ?
Nhiều huynh lo lắng trong tầm tuổi dưới 2 tuổi dùng kem đánh răng nhiều trẻ do chưa kiểm soát được việc nuốt kem đánh răng, nếu nuốt nhiều chất fluor trong kem đánh răng sẽ dẫn tới bệnh fluorosis.
Khi trẻ đã tự nhổ nước bọt được thì nên tập cho trẻ đánh răng bằng kem đánh răng với nồng độ Fluor thấp tức là vào khoảng khi trẻ được 18 tháng trở lên. Nếu trẻ nào chưa kiểm soát được việc nuốt kem đánh răng thì ta vẫn phải tập đánh răng cho bé với bàn chải và nước muối nhạt để tránh nuốt nhiều Fluor sẽ gây nhiễm độc fluor, vì động tác đánh răng là quan trọng hơn rất nhiều so với việc sử dụng kem đánh răng hay không. Theo như các nghiên cứu cho thấy đánh răng đúng cách mới có tác dụng ngăn ngừa bệnh răng lợi chứ không phải kem đánh răng.
6. Đối với trẻ nhỏ có nên dùng chỉ tơ nha khoa ?
Có thể sử dụng chỉ tơ cho trẻ nhỏ, chỉ tơ nha khoa có tác dụng làm sạch mảng bám và thức ăn ở giữa các kẽ răng những nơi mà khi đánh răng lông bàn chải không thể làm sạch được. Có thể dùng chỉ nha khoa của người lớn cho trẻ nhỏ.
Hướng dẫn sử dụng chỉ tơ nha khoa
– Lấy 1 đoạn chỉ dài vừa phải quấn 2 đầu chỉ vào 2 đầu ngón trỏ rùi luồn vào kẽ răng (chú ý sử dụng khéo léo tránh đưa chỉ xuống sâu sẽ làm tổn thương lợi)
– Sợi chỉ phải ôm sát bề mặt răng kéo theo chiều trước sau về phía mặt nhai nhẹ nhàng.
Một số lưu ý khi sử dụng chỉ tơ nha khoa:
- Đối với mỗi vùng răng nên sử dụng chỉ sạch
- Khi chỉ đi qua các tiếp điểm nên nhẹ nhàng không nên ép mạnh về phía rãnh nướu nếu không sẽ làm hại nướu
- Nhớ khi dùng chỉ phải chậm, làm đúng kỹ thuật nhằm tránh tổn thương cho răng-nướu
- Chỉ đặt chỉ nha khoa ở đáy rãnh nướu, di chuyển dọc theo bề mặt răng. Khi sợi chỉ tiếp xúc với bề mặt răng phải cong theo.
- Khi có ý định cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa nên có sự hướng dẫn và chỉ định của nha sỹ
Bài viết liên quan: