Nguy cơ răng miệng khi dùng tăm xỉa răng
Sử dụng tăm xỉa răng dễ gặp rủi ro. Tăm có thể bị gãy, đưa vi khuẩn vào nướu và làm hỏng các thủ thuật nha khoa.
Mặc dù tăm rất tiện dụng, nhưng lại không phải là cách thích hợp và an toàn nhất để làm sạch thức ăn mắc trong kẽ răng |
SHUTTERSTOCK |
Tăm có thể gãy và cắm vào nướu
Tăm có thể bị gãy nếu chất lượng kém hoặc nếu xỉa răng quá mạnh. Tăm bị gãy hoặc cắm vào nướu có thể dẫn đến viêm nướu, đặc biệt nếu không lấy đầu gãy ra càng sớm càng tốt.
Nếu không thể lấy mảnh tăm gãy ra, càng cố lấy sẽ càng làm rách thêm các mô và gây ra viêm nhiều hơn hoặc nhiễm trùng tiềm ẩn, điều này có thể gây nguy hiểm và gây đau.
Có thể cẩn thận lấy đoạn tăm gãy ra. Nhưng nếu các mảnh vỡ bị mắc kẹt không thể lấy ra được, có thể cần phải đến nha sĩ để lấy đúng cách và an toàn.
Tăm có thể gây nhiễm trùng
Đầu tăm nhọn dễ làm thủng nướu hoặc vô tình đâm vào miệng. Từ đó có thể tạo ra vết thương hở dễ bị nhiễm khuẩn.
Chuyên gia Pezzullo cho biết vi khuẩn này có thể đến từ bất cứ đâu, kể cả bề mặt của tăm, tùy theo nó có được bảo quản sạch sẽ hay không.
Tăm xỉa răng có thể làm hỏng các thủ thuật nha khoa đang tiến hành
Tăm xỉa răng có thể ảnh hưởng đến các thủ thuật nha khoa như trám răng và làm răng sứ.
Dùng chỉ nha khoa an toàn và hiệu quả hơn nhiều |
SHUTTERSTOCK |
Tốt nhất nên xỉa răng bằng cách nào?
Có một số phương pháp để xỉa răng an toàn và hiệu quả hơn dùng tăm. Chuyên gia Pezzullo khuyên nên sử dụng:
- Chỉ nha khoa (đặc biệt là chỉ nha khoa có phủ sáp)
- Tăm chỉ nha khoa có tay cầm bằng nhựa
- Máy tăm nước sử dụng dòng nước áp suất cao để đánh bật thức ăn
Những cách này tốt hơn tăm nhiều vì rất khó bị gãy làm hỏng răng hoặc nướu xung quanh. Sử dụng chỉ nha khoa mềm hoặc nước thì nhẹ nhàng và thường không làm rách mô nướu, do đó tránh được nhiễm trùng hoặc viêm.
Nên mang theo chỉ nha khoa khi đi ăn.
Xỉa răng bằng tăm không tốt bằng chỉ nha khoa. Dùng chỉ nha khoa an toàn và hiệu quả hơn nhiều.
Bài viết liên quan: