Chân răng bị đen không phải là bệnh lý răng miệng quá nguy hiểm nhưng bạn cũng không nên chủ quan và bỏ mặc. Ngoài cản trở tâm lý tự tin khi giao tiếp do mất thẩm mỹ, đen chân răng còn là tác nhân dẫn đến các vấn đề nha chu và hôi miệng. Vậy đen chân răng có thể chữa được không? Cách nào để chữa đen chân răng? Hãy cùng bài viết đi tìm phương pháp chữa đen chân răng ngay tại nhà mà vẫn an toàn và hiệu quả ngay nhé.
Nguyên nhân dẫn đến chân răng bị đen
Chân răng bị đen là hiện tượng vùng chân răng tiếp xúc lợi (nướu) xuất hiện các mảng màu đen gây mất thẩm mỹ và các bệnh nha chu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đen chân răng có rất nhiều, chủ yếu liên quan đến thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng chưa đúng cách,… Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến răng bị đen ở chân răng:
- Vệ sinh răng miệng chưa sạch khiến các mảng bám hình thành cao răng trên bề mặt răng. Cao và vôi răng sẽ dần cứng lại và chuyển từ màu vàng sang đen.
- Thói quen uống cà phê, bia rượu, nước ngọt, hút thuốc lá, ăn socola,… là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chân răng bị đen. Do các loại thức ăn và nước uống này có màu đậm dễ làm răng bị ố vàng và bám dính màu lên cao răng, dẫn đến chân nướu răng bị đen nhanh chóng.
- Sâu răng cũng là một yếu tố khiến chân răng của bạn bị đen. Phần chân răng là nơi khó làm sạch nhất nếu chúng ta chưa biết cách vệ sinh răng miệng đúng cách. Dần dần, vi khuẩn trong mảng bám sẽ tấn công tạo thành các lỗ sâu. Ngay lập tức, ngà răng sẽ hình thành cơ chế bảo vệ bằng cách tạo thành khối cứng màu đen để ngăn khuẩn sâu răng tiếp tục xâm nhập.
- Gắn mão sứ cho răng bằng các vật liệu cốt kim loại cũng gây nên tình trạng đen chân răng. Bởi sau thời gian dài, kim loại sẽ dần bị oxy hóa và hình thành màu đen tại vùng chân răng.
Chân răng bị đen ban đầu chỉ gây mất thẩm mỹ, khiến người mắc phải cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Nhưng nếu tình trạng kéo dài và không được khắc phục đúng cách sẽ gây nên những bệnh về răng miệng như: viêm nha chu, sưng lợi, ê buốt, hôi miệng,… thậm chí hình thành các ổ vi khuẩn gây viêm nhiễm cho toàn bộ khoang miệng và cả cơ thể.
Cách trị đen chân răng tại nhà
Có thể chữa chân răng bị đen không luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thực tế, đen chân răng có thể điều trị dễ dàng. Trường hợp đen chân răng không phải do mão sứ hay liên quan đến các bệnh nha chu thì có thể tự khắc phục ngay tại nhà bằng cách:
- Thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế uống rượu bia, cà phê, thức ăn sẫm màu,… Đối với trẻ em cần tránh ăn nhiều kẹo và đồ ngọt, nên đánh răng ngay sau khi ăn để tránh tình trạng mảng bám và vi khuẩn hình thành gây sâu răng.
- Tránh ăn nhiều thức ăn hay nước uống có vị quá chua vì chúng chứa nhiều axit làm men răng yếu, dễ xỉn màu.
- Xây dựng thói quen vệ sinh đúng cách theo từng bước ( đánh răng – dùng tăm chỉ nha khoa – nước súc miệng) và duy trì đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày.
- Thường xuyên dùng chỉ nha khoa để lấy đi các mảng bám tại các vùng chân răng và kẽ răng nhằm ngăn mảng bám hình thành.
- Dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng và loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn gây sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác.
- Có thể dùng miếng dán trắng răng hoặc công thức tẩy trắng răng bằng baking soda để làm sạch mảng bám, sáng màu răng trong trường hợp đốm đen ít, nhạt màu và mảng bám còn mềm.
Trong trường hợp đen chân răng do sâu răng, cao răng đi kèm các triệu chứng ê buốt, đau nhức, bạn cần đến ngay phòng khám để được điều trị chuyên khoa:
- Lấy vôi răng (cạo vôi răng) và điều trị các bệnh viêm nha chu. 6 tháng/ lần là thời gian bạn cần lấy vôi răng định kỳ để phòng và điều trị bệnh chân răng bị đen cũng như các bệnh răng miệng khác.
- Chữa trị sâu răng và trám lại lỗ sâu sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng chân nướu răng bị đen. Nha sĩ sẽ tiến hành làm sạch các khối đen do ngà răng tạo ra trong quá trình chống lại sâu răng. Sau đó, nha sĩ sẽ dùng vật liệu hàn thẩm mỹ có màu giống men răng và trám vào các lỗ sâu, nhằm phục hồi hình dạng răng ban đầu. Chân răng của bạn sẽ không còn bị đen nữa.
- Thay thế và sử dụng mão sứ phù hợp và an toàn hơn. Bạn có thể dùng các mão toàn sứ để tránh tình trạng bị oxy hóa hoặc tư vấn bác sĩ dùng các phương pháp thẩm mỹ khác.
Bài viết liên quan: