Nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt?

Hơn 40% người trưởng thành bị ê buốt răng, hay còn được gọi là hiện tượng quá cảm ngà. Tình trạng này xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ. Hầu hết các bệnh nhân đều cảm thấy ê buốt răng, có các cơn đau buốt, ngắn bắt nguồn từ một hoặc nhiều chiếc răng đang bị tổn thương.

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt?

Mỗi chiếc răng bao gồm bốn phần. Men răng bao gồm phần thân răng chính là lớp cứng nhất, có thể nhìn thấy ngay bên ngoài, có chứa hàm lượng khoáng chất canxi photphat cao nhất. Ngà răng là lớp bên dưới men răng ở thân răng và bên dưới lớp ngà chân răng (ngà cổ răng) ở phần chân răng.

Ngà răng mềm hơn men răng, nhưng cứng hơn lớp ngà chân răng. Lớp ngà ở chân răng chính là bề mặt của chân răng, có vai trò cố định răng vào xương hàm. Tủy răng ở vị trí trung tâm của răng, chứa các mô mềm liên kết, mạch máu và dây thần kinh.

Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ê buốt răng là tụt nướu và tổn thương men răng và men chân răng. Tình trạng tụt nướu (mô nướu bị tụt xuống và để lộ lớp ngà chân răng) có thể do hiện tượng mất kết nối của nha chu gây ra do bệnh nha chu hoặc thói quen đánh răng quá mạnh gây mài mòn nướu.

Mặt khác, hiện tượng tổn thương men răng xảy ra khi bàn chải đánh răng gây bong tróc, mài mòn bề mặt men răng, làm lộ lớp ngà răng phía dưới (lớp bên dưới men răng). Tình trạng tổn thương men răng phổ biến hơn do thói quen đánh răng ngay trước hoặc ngay sau khi ăn các thực phẩm có tính axit (trái cây, cà chua) và đồ uống gây mài mòn răng.

Nguyên nhân thật sự của ê buốt răng là gì?

Khi men răng bị mài mòn, hoặc đường viền mô nướu bị lõm xuống để lộ các ống ngà răng có thể dẫn đến hiện tượng ê buốt răng. Ngà răng bao gồm các ống ngà liên kết răng với các dây thần kinh, tức tủy răng, nơi chứa các dây thần kinh của răng, khi lớp cement (bề mặt lớp ngà) bị loại bỏ, dẫn đến các ống ngà bị hở.

Khi các ống ngà răng bị hở (lộ ra ngoài), dịch trong ngà răng sẽ dễ dàng dịch chuyển từ tủy răng. Sự dịch chuyển của các chất dịch trong những ống ngà bị mở dưới tác động các yếu tố bên ngoài như nóng, lạnh, sự thay đổi áp lực, thức ăn chua và ngọt tạo ra sự chuyển động nhanh của chất dịch trong những ống ngà mở.

Mỗi tác động kích thích này tạo ra sự dịch chuyển xáo trộn của chất dịch trong ống ngà. Sự thay đổi của dòng dịch tạo ra sự thay đổi áp suất bên trong ống ngà làm hoạt hóa những sợi thần kinh trong răng tạo ra một tín hiệu được cảm nhận là đau.