Niềng răng là phương pháp nha khoa thẩm mỹ phổ biến hiện nay, được áp dụng để khắc phục tình trạng răng hô móm, mọc lệch lạc, chen chúc,…Vì chỉ tác động đến răng nên tính an toàn của niềng răng rất cao, không xâm lấn hay làm tổn thương mô nướu xung quanh răng.
Tuy nhiên, thắc mắc niềng răng có làm yếu răng không vẫn tồn tại, là nỗi lo của nhiều người bệnh.
Niềng răng có làm răng bị yếu?
Theo các chuyên gia, lo lắng này không có cơ sở, vì niềng răng là kỹ thuật sử dụng khí cụ nha khoa để nắn chỉnh răng. Để đạt một kết quả tốt nhất, niềng răng thường kết hợp với nhổ răng khi răng mọc chen chúc phức tạp.
Có người cần nhổ răng nanh hoặc răng hàm mới có đủ khoảng trống, vì thế nếu kỹ thuật không tốt, vật liệu không đạt chuẩn, răng có thể sẽ bị yếu đi.
Còn nếu bác sĩ thực hiện đúng quy trình, người bệnh tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ thì răng không những đều đặn trở lại mà còn chắc khỏe như lúc ban đầu.
Bởi, niềng răng chỉ phát huy tác dụng tối đa nếu được thực hiện bởi bác sĩ giỏi, tay nghề cao, kinh nghiệm nhiều. Ngoài ra, tình độ, kỹ năng thực tế của bác sĩ khi điều chỉnh lực kéo cũng ảnh hưởng ít nhiều đến răng. Điều này càng khẳng định rằng, việc chọn địa chỉ nha khoa chất lượng là rất cần thiết.
Niềng răng làm yếu răng khi nào?
– Khi bác sĩ gắn mắc cài không đúng chuẩn, dây thun không tạo ra lực kéo chuẩn khiến răng di chuyển lệch lạc. Ở vị trí lệch lạc cùng với tác động của lực kéo không phù hợp thì răng bị yếu đi là điều dễ hiểu.
– Bác sĩ tác động lực kéo không đủ, khiến răng không thể di chuyển theo dự đoán ban đầu. Càng o ép càng khiến răng đau buốt kéo dài, ảnh hưởng ăn nhai, vệ sinh hàng ngày. Hoặc khi dùng lực quá mạnh, gây tụt lợi, tiêu xương ổ răng, chân răng bị giảm tuổi thọ, khớp cắn sai lệch nghiêm trọng.
Niềng răng và những điều cần biết.
– Thay thun hoặc điều chỉnh lực kéo quá sớm hoặc quá trễ cũng làm cho xương hàm bị suy yếu, tổn thương.
– Trước khi niềng răng, bác sĩ không điều trị bệnh lý hoặc điều trị không hết hẳn, trong thời gian đeo mắc cài hay invisalign vietnam, vi khuẩn tiếp tục sinh sôi gây bệnh lý nặng hơn. Lúc này, mô nướu đã không còn đủ chắc khỏe để bảo vệ chân răng, răng dễ bị lung lay.
– Quá trình thăm khám, chụp phim không kỹ lưỡng, dẫn đến phán đoán tình trạng răng bị sai, phác đồ điều trị cũng không phù hợp cũng làm cho răng yếu đi.
– Chăm sóc răng miệng, vệ sinh không tốt, sức khỏe người bệnh không được tốt cũng ảnh hưởng đến sự cứng chắc của răng.
Bài viết liên quan: