1. Nguyên nhân khiến răng sữa của bé bị mủn
Tình trạng răng sữa bị mủn ở trẻ không phải là hiếm gặp. Nó xảy ra chủ yếu khi răng trẻ bị sún, sâu ăn mòn men răng, ngà răng, thậm chí vào đến tủy răng và gây đau nhức cho trẻ. Và nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do:
Thói quen uống sữa vào ban đêm:
Uống sữa vào ban đêm làm ảnh hưởng rất nhiều đến men răng của trẻ. Bởi trong môi trường khoang miệng, sữa sẽ dần biến đổi thành axit gây hại cho răng.
Ban đầu sẽ không có biểu hiện rõ ràng trên bề mặt của răng, nhưng nếu kéo dài sẽ khiến men răng ngày càng mòn nhiều, vi khuẩn xâm nhập nhanh chóng và gây ra bệnh lý sâu răng. Những lỗ sâu này khiến răng sữa của trẻ có nhiều chấm đen và làm răng sữa bị mủn dần theo thời gian.
Chế độ ăn uống chưa hợp lý:
Trong chế độ ăn uống thường ngày của trẻ có thể gặp một trong hai vấn đề dưới đây khiến răng sữa của bé bị mủn:
Thứ nhất là do thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ không bổ sung đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như canxi, flour. Đây là hai chất cần thiết cho việc phát triển men răng cứng chắc. Nên khi thiếu chúng thì răng khó chắc khỏe và dễ bị tổn thương do những tác nhân bên ngoài.
Thứ hai là do sở thích ăn nhiều đồ ngọt ở trẻ. Các loại đồ ngọt như bánh kẹo, socola, nước ngọt,… có lượng đường cao, rất dễ bám dính trên răng của bé. Hơn nữa, men răng và ngà răng của bé khá mỏng nên dễ bị vi khuẩn tấn công, làm hỏng men răng dẫn đến tình trạng răng sữa của bé bị mủn. Nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn còn khiến răng bị ăn mòn hơn 2/3 thân răng, chỉ còn phần chân răng sát nướu.
Cách vệ sinh răng miệng:
Một số bố mẹ chủ quan trong việc vệ sinh răng miệng cho bé ở giai đoạn răng sữa vì cho rằng răng sữa rồi cũng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Nhưng thực thế, nếu chân răng bị ăn mòn làm hỏng răng sữa sớm sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn nhai và khả năng mọc răng vĩnh viễn sau này ở trẻ. Do đó, việc vệ sinh răng miệng cho bé là rất cần thiết để bảo vệ răng khỏe mạnh đến thời điểm thay răng vĩnh viễn.
Hơn nữa, răng trong giai đoạn này còn khá yếu nên khả năng chống lại vi khuẩn tương đối kém. Nếu không vệ sinh kỹ lưỡng thì vi khuẩn vẫn tồn tại trong khoang miệng và tấn công phá hủy men răng. Lâu dần răng cũng sẽ có hiện tượng răng bị ăn mòn, sún, mủn và thậm chí phải nhổ răng sữa sớm.
2. Chân răng bị ăn mòn, bị mủn gây ảnh hưởng gì?
Do đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong sự phát triển của trẻ nên việc răng sữa của bé bị mủn sẽ gây rất nhiều ảnh hưởng, cụ thể:
Khó khăn trong ăn nhai:
Răng sữa của bé bị mủn gây đau nhức khiến trẻ ăn uống khó khăn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể do không hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Răng bị ăn mòn làm phát âm sai lệch:
Khi chân răng bị ăn mòn cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến đến khả năng phát âm của trẻ. Mức độ răng bị mòn mủn càng nhiều thì phát âm càng sai lệch, có khả năng bị tật nói ngọng. Điều này sẽ tác động xấu đến khả năng giao tiếp sau này của trẻ.
Phát sinh thêm một số bệnh lý răng miệng:
Một chiếc răng bị ăn mòn hay bị mủn thì không chỉ là vấn đề của riêng chiếc răng đó mà có nguy cơ lây lan ra các răng kế cận và nướu. Khi sâu răng, sún răng cả hàm hay răng chết tủy thì tình trạng này sẽ tiến triển nặng xuống chân răng gây ra tình trạng áp xe răng vô cùng nguy hiểm.
Ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn:
Nếu răng sữa của bé bị mủn nghiêm trọng và phải nhổ bỏ sớm thì sẽ làm khoảng thời gian chờ răng vĩnh viễn mọc bị kéo dài. Khi đó, nướu sẽ đóng kín và nhẵn lại khiến răng vĩnh viễn mọc lên khó khăn, gây ra nhiều sai lệch như răng lệch lạc, khấp khểnh làm mất thẩm mỹ.
3. Cách khắc phục răng sữa bị mòn, mủn ở trẻ an toàn và hiệu quả
Để răng sữa của bé bị mủn không trở nên quá nghiêm trọng thì bố mẹ cần nắm rõ các cách khắc phục sau:
- Tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng từ sớm. Đối với trẻ nhỏ chưa thể chải răng thì bố mẹ nên sử dụng băng gạc để làm sạch nướu cho bé. Khi trẻ được 2 tuổi thì hãy hướng dẫn bé chải răng đúng cách 2 lần/ngày để làm sạch khoang miệng.
- Cải thiện chế độ ăn uống sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phục hồi men răng và khắc phục tình trạng răng sữa của bé bị mủn. Nên bổ sung thêm nhiều canxi và fluor với các loại thực phẩm như trứng, cá biển, sữa,… Đồng thời ăn thêm nhiều thực phẩm chứa chất xơ và có nhiều khoáng chất để ngăn ngừa sâu răng.
- Đưa trẻ đến nha khoa thăm khám để điều trị triệt để tình trạng răng sữa của bé bị ăn mòn. Bác sĩ có thể thực hiện điều trị ổ sâu và tiến hành trám bít đối với các trường hợp nhẹ hoặc nhổ bỏ răng sữa nếu tình trạng răng mủn đã không thể bảo tồn được.
Trên đây là các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng răng sữa của bé bị mủn, hy vọng bố mẹ đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc răng miệng tốt nhất cho con mình. Hãy lưu ý đến những chiếc răng ngay từ hệ răng sữa để giúp bé có quá trình mọc răng vĩnh viễn thuận lợi, giúp hàm răng đều đẹp mãi về sau.
Bài viết liên quan: