Để giúp quá trình trồng răng Implant an toàn và đạt được kết quả tốt nhất, thì sự hỗ trợ của máy Cone Beam CT là không thể thiếu. Thiết bị sẽ hiển thị hình ảnh rõ nét của cấu trúc răng hàm mặt, từ đó bác sĩ mới có thể đưa ra được phương án cấy ghép hiệu quả cho mỗi bệnh nhân.
1. CONE BEAM CT LÀ GÌ?
Cone Beam CT (Cone Beam Computed Tomography) là máy chụp phim tiên tiến nhất hiện nay. Hệ thống này thông qua sự kết nối giữa máy tính và các phần mềm chuyên dụng để xuất ra hình ảnh 3 chiều của mô răng, mô mềm, xương hàm và ống thần kinh. Dựa vào đó, bác sĩ có thể xác định được chính xác tình trạng của xương, sự tương quan giữa các răng và cả những sang thương sâu bên trong.
Chụp phim CBCT thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Cấy ghép Implant: giúp chẩn đoán tình trạng xương hàm và xác định vị trí đặt trụ Implant.
- Niềng răng: xác định tình trạng răng có đủ khỏe mạnh để niềng răng.
- Nhổ răng khôn, răng mọc ngầm
- Những trường hợp điều trị nội nha phức tạp.
- Chẩn đoán các bệnh lý vùng hàm mặt như: rối loạn khớp thái dương hàm, viêm xoang hàm, các khối u…
2. Ứng dụng của máy chụp CT Cone Beam trong nha khoa hiện đại
Máy CT Cone Beam có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực nha khoa. Một trong những ứng dụng chính là hỗ trợ lập kế hoạch điều trị nha khoa. Với hình ảnh 3D chi tiết và chính xác, bác sĩ có thể xem xét vị trí và cấu trúc của xương, răng trong miệng khách hàng. Nhờ vậy, bác sĩ có thể đưa ra kế hoạch điều trị chính xác và hiệu quả hơn, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tăng cường kết quả điều trị.
Máy CT Cone Beam cũng được sử dụng trong việc chẩn đoán và điều trị các vấn đề về xương hàm và răng miệng. Với hình ảnh 3D, bác sĩ có thể xem xét kích thước, hình dạng và vị trí của các khối u và những vấn đề khác liên quan đến xương hàm và răng miệng.
Hơn thế nữa, thiết bị này còn hỗ trợ bác sĩ đánh giá mức độ thương tổn và khảo sát mật độ xương, điều mà các công nghệ hình ảnh 2D trước đây không làm được. Nhờ vậy, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp cho khách hàng.
Máy CT Cone Beam cũng được ứng dụng trong lĩnh vực phẫu thuật nha khoa. Trước khi thực hiện các quy trình phẫu thuật như cấy ghép răng Implant, bác sĩ có thể sử dụng hình ảnh 3D từ máy CT Cone Beam để xem xét mật độ, cấu trúc xương và răng của khách hàng.
Dữ liệu hình ảnh từ máy CT Cone Beam còn có thể truyền tải đến công nghệ định vị X-Guide để phân tích bằng phần mềm máy tính, giúp bác sĩ lựa chọn vị trí, góc đặt của các trụ Implant, đồng thời đưa ra hướng dẫn thực hiện cấy Implant vào xương hàm một cách chính xác, nhanh chóng, an toàn.
Bài viết liên quan: