Vì Sao Trẻ Em Ăn Nhiều Kẹo Thường Bị Sâu Răng?

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị mắc các bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là bệnh sâu răng. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, nếu trẻ ăn nhiều kẹo thì sẽ có nguy cơ bị sâu răng cao hơn nhiều so với trẻ ít ăn kẹo. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Vì sao trẻ em ăn kẹo nhiều thường bị sâu răng?

Sâu răng là tình trạng men răng bị ăn mòn và dần tạo thành các vết ố đen, lâu ngày các vết ố đen này sẽ tạo thành các lỗ sâu trên thân răng gây đau nhức, thậm chí là mất răng. Đây là bệnh lý xảy ra khá phổ biến và bất kỳ ai cũng đã từng bị ít nhất 1 lần trong đơn. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị sâu răng rất cao, một trong nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường gặp nhất là thói quen ăn nhiều kẹo.

Kẹo là thực phẩm ăn vặt yêu thích của trẻ em, trong kẹo chứa phần lớn là các loại đường như đường frucose, đường saccarose, đường maltose, đường glucose,…. Nếu bố mẹ không kiểm soát chế độ ăn uống thì trẻ sẽ ăn rất nhiều kẹo, đặc biệt là vào buổi tối. Điều này đã tạo điều kiện cho bệnh sâu răng phát triển, lý giải hiện tượng này bác sĩ chuyên khoa cho biết:

  1. Trên răng của trẻ em có chứa hàng tỷ vi sinh vật gây hại cho răng mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy được. Thức ăn chứa nhiều đường là thực phẩm yêu thích của chúng. Nếu trẻ ăn nhiều kẹo, vi sinh vật sẽ hấp thụ đường và biến chúng thành acid gây phá hủy men răng. Từ đó, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong răng và gây ra bệnh sâu răng.
  2. Một nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em nữa là do cấu tạo men răng sữa của trẻ em còn rất yếu, chúng không bền chắc như răng vĩnh viễn của người lớn. Khi còn nhỏ, phụ huynh hay cho trẻ ăn nhiều bột, cháo và sữa. Và đây là những loại thực phẩm chứa rất nhiều chất có thể sản sinh ra acid gây sâu răng.
  3. Trẻ em là đối tượng còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng. Thói quen lười đánh răng của trẻ cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị sâu răng. Vì thế, phụ huynh phải thường xuyên nhắc nhở và theo dõi trẻ đánh răng để loại bỏ hết thức ăn thừa còn bám trong răng.
Các loại đường tìm thấy trong kẹo là thức ăn ưa thích của con sâu răng
Các loại đường tìm thấy trong kẹo là thức ăn ưa thích của con sâu răng

Sâu răng do ăn kẹo ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, sâu răng ở trẻ em là bệnh lý thường gặp và không quá nguy hiểm, chỉ cần trẻ mọc lại răng mới là hoàn toàn bình thường. Phản bác lại ý kiến này bác sĩ chuyên khoa cho biết, sâu răng ở trẻ em là vấn đề vô cùng nguy hiểm chứ không đơn giản như phụ huynh từng nghĩ. Khi trẻ bị sâu răng nếu không được xử lý đúng cách thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cụ thể:

  • Sâu răng gây đau nhức khiến trẻ biếng ăn, lâu dần sẽ bị suy dinh dưỡng. Điều này đã ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và việc học tập hàng ngày của trẻ.
  • Các cơn đau nhức do sâu răng gây ra sẽ khiến trẻ mệt mỏi, dễ bị cáu giận và không muốn nói chuyện. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của trẻ.
  • Khi trẻ phải nhổ răng sâu khi còn quá nhỏ hoặc sâu răng sữa gây áp xe răng sẽ gây ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này.
  • Sâu răng do ăn kẹo ở trẻ em rất dễ gây tổn thương đến tủy răng và phát sinh ra biến chứng viêm tủy xương, viêm hạch,…

Vì thế, mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ, ngay khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh sâu răng cần tiến hành xử lý đúng cách ngay từ sớm. Một số triệu chứng thường gặp khi bị sâu răng ở trẻ em là:

  • Trên răng sâu có xuất hiện các vết trắng đục hoặc nâu
  • Xuất hiện các lỗ trắng nhỏ li ti và dần chuyển sang màu đen
  • Chân răng đổi màu, bị ăn mòn dần và chỉ còn lại chân răng
  • Trẻ hay bị đau nhức hoặc ê buốt răng khi lỗ sâu lớn
  • Lười ăn, hay bỏ bữa và sốt cao khi sâu răng ăn đến tủy

Phương pháp điều trị sâu răng ở trẻ nhỏ hiệu quả nhất

Sâu răng ở trẻ em không tiến hành điều trị đúng cách từ sớm sẽ gây phá hủy cấu trúc răng
Sâu răng ở trẻ em không tiến hành điều trị đúng cách từ sớm sẽ gây phá hủy cấu trúc răng

Sâu răng ở trẻ em cần được tiến hành điều trị đúng cách ngay từ sớm để tránh phát sinh biến chứng. Mẹ có thể đưa trẻ đi điều trị chuyên khoa hoặc xử lý tại nhà bằng các loại thảo dược tự nhiên giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:

Điều trị chuyên khoa

Khi trẻ bị sâu răng, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn xử lý đúng cách. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị sâu răng, tùy thuộc vào mức độ bệnh trạng của từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể là:

+ Dùng thuốc: Dùng thuốc điều trị sâu răng ở trẻ mang lại hiệu quả tốt đối với những trường hợp nhẹ. Lúc này bác sĩ sẽ dùng thuốc có khả năng diệt khuẩn để chấm vào vị trí răng sâu, ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục tấn công gây hại. tuy nhiên, loại thuốc này sẽ làm thay đổi men răng nên chỉ được sử dụng ở những chỗ răng sâu bị khuất.

+ Trám khoáng: Trường hợp sâu răng với mức độ nhẹ, bên cạnh việc dùng thuốc bác sĩ cũng có thể thực hiện tái khoáng răng cho trẻ. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch phosphate hoặc cacium để bổ sung vào vùng răng bị sâu. Đây là phương pháp điều trị bệnh không tác động nhiều vào cấu trúc răng nên không gây đau đớn.

+ Hàn trám răng: Những trường hợp sâu răng đã hình thành nên các lỗ sâu gây đau nhức thì bác sĩ sẽ tiến hành nạo vét vết sâu, lấy tủy rồi trám lại để tạo hình thẩm mỹ tạm thời cho răng. Các vật liệu nha khoa thường được sử dụng để trám răng là Composite và Amalgam.

+ Nhổ bỏ răng: Nếu tình trạng sâu răng ở trẻ em diễn ra ở mức độ nghiêm trọng không thể chữa được thì bác sĩ bắt buộc phải tiến hành nhổ bỏ răng bị sâu. Sau đó cho bé đeo máng tạo khoảng trống giúp răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám tiến hành điều trị sâu răng bằng phương pháp chuyên khoa
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám tiến hành điều trị sâu răng bằng phương pháp chuyên khoa

Điều trị bằng mẹo dân gian

Ở những trường hợp sâu răng do ăn kẹo với mức độ nhẹ, ngoài tiến hành điều trị chuyên khoa như cách ở trên, bố mẹ cũng có thể tận dụng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên để cải thiện tình trạng sâu răng cho trẻ. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:

+ Súc miệng bằng nước lá ổi

  • Chuẩn bị 100 gram lá ổi non đem đi rửa sạch để loại bỏ hết bụi bẩn rồi cho vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước.
  • Đun cho đến khi nước cạn còn 2/3 thì tắt bếp, chắt lấy lượng nước thu được cho bé súc miệng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

+ Chữa sâu răng bằng lá bàng

  • Hái 1 nắm lá bàng non đem đi rửa sạch rồi để cho ráo nước, sau đó đem đi xay nhuyễn cùng một ít muối hạt và 250ml nước.
  • Lọc lấy phần nước cốt thu được cho vào tủ lạnh bảo quản dùng dần. Mỗi lần sử dụng, lắc đều chai nước cốt lá bàng rồi ngậm một ngụm để súc miệng.
  • Vào ngày đầu tiên, cứ sau 4 tiếng bạn lại cho bé súc miệng lại một lần. Còn những ngày sau đó thì chỉ cần cho bé súc miệng bằng nước lá bàng vào buổi sáng và tối sau khi đã đánh răng là được.

Các biện pháp phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

Sâu răng là vấn đề về sức khỏe răng miệng thường gặp ở trẻ em, bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ. Vì thế, bố mẹ nên có các biện pháp bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ để phòng ngừa bệnh sâu răng diễn ra. Cụ thể là:

  • Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Tốt hơn hết cha mẹ nên đánh răng cùng con vào một khung giờ cố định, cách này vừa luyện cho trẻ có thói quen đánh răng, vừa kiểm tra xem trẻ có đánh răng đúng cách không.
  • Nên sử dụng kem đánh răng và bàn chải đánh răng chuyên dụng cho trẻ em. Hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa sau khi đánh răng giúp loại bỏ hoàn toàn thức ăn còn mắc kẹt trong kẽ răng. Khuyên trẻ không nên ăn bánh kẹo sau khi đã đánh răng chuẩn bị đi ngủ.
Bố mẹ nên tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách
Bố mẹ nên tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách
  • Nên thôi thúc trẻ đánh răng ngay sau khi sử dụng các loại đồ ăn ngọt, thực phẩm giàu tinh bột hoặc nước ngọt chứa nhiều đường. Nếu có thể bạn hãy pha sẵn nước muối loãng cho trẻ sử dụng.
  • Hình thành cho trẻ thói quen ăn uống khoa học như ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác. Không nên cho bé ăn bánh kẹo thỏa thích mà hãy kiểm soát lượng đường bé tiêu thụ mỗi ngày,
  • Đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần giúp kiểm soát sức khỏe răng miệng, sớm phát hiện vấn đề và tiến hành xử lý đúng cách. Tiến hành thăm khám và điều trị ngay khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh sâu răng.

Trên đây là giải đáp thắc mắc “Vì sao trẻ em ăn kẹo nhiều bị sâu răng?” các bậc phụ huynh có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng, với thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ cung cấp cho bạn thêm những kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ. Để phòng tránh tình trạng sâu răng gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của trẻ, mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám và xử lý ngay từ giai đoạn sâu răng mới chớm.