Răng sữa rất quan trọng. Nếu răng sữa bị mất quá sớm, các răng còn lại có thể di chuyển không chừa chỗ cho răng trưởng thành mọc, sâu răng nếu không được ngăn ngừa có thể gây tốn kém chi phí điều trị, đau nhức và nguy hiểm.
Một số nguyên nhân gây sâu răng chủ yếu bao gồm:
1. Thói quen ăn nhiều đồ ngọt
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em phần lớn là do thói quen ăn uống. Hàm lượng đường cao trong những thực phẩm mà trẻ ăn gây ảnh hưởng đến răng của trẻ. Trẻ em thường thích ăn đồ ngọt, sôcôla, kem và các loại thực phẩm chứa nhiều đường nên chúng rất dễ bị sâu răng.
Ngoài ra, việc trẻ uống nước trái cây, nước ngọt, sữa… cũng có thể gây sâu răng. Răng của những đứa trẻ thường xuyên tiêu thụ những loại đồ uống này sẽ bị đường và các phẩm màu có trong nước uống bao bọc lại, gia tăng nguy cơ làm tổn thương men răng, dẫn đến nhiễm trùng.
2. Tình trạng sức khỏe
Những bé gặp phải một số tình trạng sức khỏe nhất định cũng có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Nếu con bạn bị dị ứng mãn tính, bé có thể phải thở bằng miệng dẫn đến khô miệng. Khô miệng là một trong những nguy cơ làm gia tăng tình trạng sâu răng.
3. Thói quen bú bình vào ban đêm
Những bé có thói quen bú bình vào ban đêm rất dễ bị sâu răng. Nguyên do là sữa có chứa đường và có thể bám trên răng hàng giờ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
4. Thiếu fluoride
Fluoride là một khoáng chất tự nhiên có mặt trong nhiều loại thực phẩm và nước, có tác dụng bảo vệ răng, giúp phục hồi tổn thương răng trong giai đoạn đầu. Khoáng chất này được bổ sung vào nước máy, kem đánh răng và nước súc miệng. Những trẻ sử dụng nước không có bổ sung fluoride, dùng kem đánh răng không chứa fluoride thường có nguy cơ sâu răng hơn những trẻ khác.
Cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ
Bạn có thể gúp con ngăn ngừa tình trạng sâu răng ở trẻ em bằng cách làm theo các phương pháp được gợi ý dưới đây:
• Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Bạn nên dùng gạc hoặc dụng cụ rơ miệng để vệ sinh răng miệng cho con ngay khi bé chưa có cái răng nào. Khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện, hãy đánh răng cho trẻ bằng bàn chải đánh mềm và sử dụng kem đánh răng có fluoride.
• Không để trẻ vừa ngủ vừa bú bình hay không vệ sinh răng miệng trước khi ngủ: Điều này nhằm tránh cho răng của bé tiếp xúc với đường dẫn đến nhiễm trùng, nghẹt thở và sâu răng.
• Súc miệng thường xuyên: Hãy cho bé súc miệng sạch sẽ sau khi con ăn, dùng các thức uống có axit và đường.
• Sử dụng nước có chứa fluoride: Fluoride giúp bảo vệ răng của con bạn khỏi bị nhiễm trùng. Nếu bạn đang sử dụng nước không có fluoride, hãy tham khảo ý kiến nha sĩ để được bổ sung khoáng chất này.
• Uống nước, sữa và các thức uống lỏng bằng ly thay vì uống bằng bình bú: Ngay sau khi con được một tuổi, bạn hãy tập cho bé uống chất lỏng từ cốc hoặc ly. Việc uống chất lỏng từ cố hoặc ly giúp giảm thiểu nguy cơ sâu răng.
• Hạn chế các thực phẩm nhiều đường: Hãy kiểm soát lượng thực phẩm có đường mà con bạn thường xuyên ăn. Khoai tây chiên, kẹo, thạch rau câu, các loại bánh, kem… có chứa đường là mối đe dọa cho răng miệng và sức khỏe nếu trẻ tiêu thụ quá mức.
• Không dùng chung dụng cụ ăn uống: Việc dùng chung dụng cụ ăn uống, mớm thức ăn làm lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ, làm ảnh hưởng sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tiêu hóa, hô hấp… nói chung.
• Khám răng thường xuyên: Khi trẻ được 1 tuổi hoặc khi bé bắt đầu mọc răng, hãy đưa bé đến gặp nha sĩ nhằm kịp thời phát hiện các bất thường về răng miệng. Việc duy trì sức khỏe răng miệng cho con sẽ giúp bé ít có nguy cơ bị nhiễm khuẩn dẫn đến sâu răng.
Mẹo giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ
Để có hàm răng khỏe, bạn nên tập cho con có thói quen thực hiện những mẹo dưới đây:
• Chọn bàn chải thích hợp.
• Đánh răng ngày 2 lần (sáng và tối).
• Sau khi đánh răng, cần vệ sinh bàn chải đúng cách.
• Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi để giữ cho lưỡi của bạn sạch sẽ.
• Thay bàn chải đánh răng mới sau mỗi 3 tháng sử dụng.
• Sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối để súc miệng thường xuyên.
• Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng thay vì dùng tăm, tăm có thể làm tổn thương men răng
• Dạy trẻ không ăn chung đồ ăn, dùng chung bát đĩa với bất kỳ ai khác
• Hạn chế đến mức tối đa việc ăn các thực phẩm có chứa nhiều đường
• Hạn chế ăn vặt và súc miệng sau khi ăn, đồng thời cần tránh ăn vặt đêm muộn sau khi đã đánh răng
• Đưa trẻ đi khám răng mỗi 3 tháng 1 lần.
Bài viết liên quan: